Chất vấ n một chiến thuật đối thoại của câu hỏi tu từ

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 86 - 90)

B- Em gặp anh ta khi nào?

2.3. Chất vấ n một chiến thuật đối thoại của câu hỏi tu từ

Từ những phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng đặc tính chất vấn (đặc tính hỏi) trong các câu hỏi tu từ không những tồn tại có mục đích mà còn được người nói sử dụng như một chiến thuật trong giao tiếp. Cùng với các thành phần khác góp mặt trong câu, sự chất vấn đã thực hiện bước cuối cùng của chiến thuật đối thoại, góp phần tạo nên cái hiệu quả tác động đặc biệt của câu hỏi tu từ.

Ở những câu có nội dung phán đoán khẳng định hoặc phủ định thông thường (câu tường thuật), người nói trực tiếp biến đổi hệ thống tri thức của người nhận bằng cách đơn thuần bổ sung thêm, "nhập thêm" vào đó một nội dung, một thông tin tri thức nào đó. Trong khi đó, với những câu hỏi tu từ, người nói cũng sẽ biến đổi tri thức của người nhận nhưng thông qua một cách làm gián tiếp, một con đường vòng nhưng lại đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Cụ thể là, khi phát ngôn một câu hỏi tu từ, một mặt, người nói đã ngầm khẳng định quan điểm của mình về đối tượng, đã cung cấp cách nhìn, cách đánh giá tình hình thực tiễn cũng như cách xử lý thông tin của cá nhân mình; qua đó, cùng với hành động chất vấn, đã tác động đến quan điểm, trí tuệ, tình cảm của người đối thoại, gợi ý định hướng để người đối thoại tự mình thực hiện sự lựa chọn. Mặt khác, thông qua việc yêu cầu người đối thoại tự làm sáng tỏ điều chất vấn đó, người hỏi dường như bảo đảm để người đối thoại tự xác lập lấy niềm tin và ý kiến của mình dựa trên sự tự suy luận, phán đoán và tự kiểm tra tình hình thực tiễn bởi chính kinh nghiệm của bản thân anh ta khi giải đáp điều chất vấn. Bằng phương thức này, câu hỏi tu từ đã tạo ra một ấn tượng về tính khách quan, tính logic - sự kiện trong quan điểm của người hỏi. Người hỏi, khi đó, đã gián tiếp thể hiện quan điểm của mình là đúng đắn, chân thực, hoàn toàn không phụ thuộc vào phán đoán cá nhân của người hỏi; và bên cạnh đó nó cũng dành cho người đối thoại quyền được tự bảo vệ quan điểm của mình cũng như thể hiện việc sẵn sàng chấp nhận sự phản biện, sự tranh luận để đi đến kết luận cuối cùng. Chúng ta cùng quan sát ví dụ sau để thấy rõ hơn đặc điểm này:

Ví dụ 21: A- Quyển "thiên thần và ác quỷ" của Dan Brown hay thật.

82

Trong đối thoại này, để đáp lại phát ngôn của A (cho rằng quyển sách hay), nếu B chỉ sử dụng một phát ngôn phủ định thông thường (quyển sách đó không hay) thì rõ ràng là hiệu quả giao tiếp đạt được sẽ không cao, người nghe sẽ khó lòng chấp nhận bổ sung hay thay đổi tri thức và niềm tin về đối tượng. Còn nếu B sử dụng một câu hỏi tu từ như trên thì khi đó, B, một mặt đã đưa ra quan điểm của mình rằng "quyển sách đó không hay" và tất nhiên để xác lập được quan điểm đó B đã hoàn toàn tin tưởng vào cách nhìn, cách đánh giá đối tượng của mình và B đảm bảo có thể đưa ra những lý lẽ, luận cứ để bảo vệ quan điểm đó. Còn nếu A nhất định nghĩ rằng "quyển sách hay" thì hãy trả lời câu hỏi của tôi "hay cái gì?", "có cái gì hay?"; hãy chỉ ra những bằng chứng để chứng tỏ quan điểm của A là đúng đắn. Bằng việc trả lời được chất vấn của B, A một là sẽ bảo vệ được quan điểm của mình, hai là, ngược lại, sẽ tự thay đổi quan điểm về đối tượng, thay đổi hệ thống tri thức của mình bằng chính những khám phá, suy luận của bản thân. Tất nhiên, khi đó, B hoàn toàn tin rằng A không thể đưa ra được những bằng chứng chứng minh quan điểm của A, và cũng hoàn toàn tin rằng trước sau gì A cũng chấp nhận và đồng tình với quan điểm của B, để rồi từ đó sẽ thay đổi cách nhìn về đối tượng, thay đổi tri thức, niềm tin của mình.

Chúng ta thấy rằng, việc bổ sung tri thức hay thay đổi niềm tin trong những trường hợp này được chính người đối thoại tự suy nghĩ, lựa chọn và thực hiện, người nói đã không tác động mà để người đối thoại có toàn quyền quyết định sự thay đổi hệ thống tri thức của bản thân. Điều này là hoàn toàn khác đối với những câu tường thuật, khi mà việc thay đổi tri thức của người đối thoại được thực hiện dưới tác động trực tiếp của người nói.

Khi nêu một ý kiến gì đó bằng một câu tường thuật thông thường, nghĩa là chỉ đơn thuần nói "tình hình là như thế", người nói không chính thức đặt thêm một đòi hỏi gì khác đối với người đối thoại. Còn khi đặt một câu hỏi tu từ, thì không chỉ nói, và cũng không hẳn là nói "tình hình là như thế"; người hỏi bằng hình thức chất vấn đã chính thức bộc lộ cái mong muốn người đối thoại tự giải đáp. Tuy nhiên, giải đáp cũng không phải chỉ là để giải đáp, mà nó liên quan đến việc chấp nhận, đồng tình với quan điểm này, và phủ nhận, bác bỏ quan điểm kia. Nó liên quan đến những ý kiến có trước, và có thể cả ý kiến sẽ tiếp theo sau.

83

Ví dụ 22:

A: Ăn thử quả sung này đi, hay ra phết!

B: Thôi chát lắm, ăn làm gì?

A: Hồi trƣớc, anh chẳng ăn sung mãi đấy thôi?

B: Hồi đó không có gì cho vào bụng thì đành ăn thôi. Bây giờ, ai ăn làm gì nữa?

Từ ví dụ (22) chúng ta thấy rằng, việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đối thoại là một hành trình người nói đòi hỏi người nghe huy động nhận thức, nhìn ra những nguyên nhân, dẫn chứng để đi đến kết quả đồng tình với quan điểm của người nói và từ đó thay đổi nhận thức, hành vi của mình. Tuy nhiên, có thể nói, đó là mục đích mà người nói hướng đến hoặc tin là có thể đạt được nhưng trên thực tế có đạt được hay không lại phụ thuộc vào các dẫn chứng được người nói đưa ra có đủ tính thuyết phục đối người nghe hay không. Vấn đề là, chúng ta luôn thấy được việc sử dụng các câu hỏi tu từ như là một hành động phản vấn của người nói luôn là một chiến thuật giao tiếp khôn ngoan và hiệu quả.

Chính vì các câu hỏi tu từ là sự "chiếu hình" của cả một chiến thuật đối thoại như vậy, cho nên, có nhiều trường hợp, việc thay câu hỏi tu từ bằng một câu tường thuật có nội dung khẳng định hoặc phủ định tương ứng có thể phá vỡ sự liên kết của các câu trong hội thoại, do đã phá vỡ chiến lược hành vi, phá vỡ logic vận động của tư tưởng và lập luận của người đối thoại. Chúng ta cùng quan sát những đoạn văn bản sau đây, trong đó đoạn văn bản thứ (II) có sự thay thế câu hỏi tu từ trong đoạn văn bản (I) bằng một câu tường thuật có nội dung khẳng định (hoặc phủ định) tương đương:

Ví dụ 23:

(I) - Ông cũng nên nghĩ lại một chút, kẻo tội nghiệp […] Như gia cảnh ông cụ này kể lý thì không dám nói, nhưng kể tình thì thật đáng thương.

- Sừ lẩn thẩn lắm. Tưởng ông cụ lẩn thẩn đã đành, chứ đến sừ cũng lại lẩn thẩn nốt. Nghĩa là, sừ há lại không biết rằng trong khi làm việc, chúng tôi chỉ biết có pháp luật mà thôi à?

84

(II) - Ông cũng nên nghĩ lại một chút, kẻo tội nghiệp […] Như gia cảnh ông cụ này kể lý thì không dám nói, nhưng kể tình thì thật đáng thương.

- Sừ lẩn thẩn lắm. Tưởng ông cụ lẩn thẩn đã đành, chứ đến sừ cũng lại lẩn thẩn nốt. Nghĩa là, sừ biết rằng trong khi làm việc, chúng tôi chỉ biết có pháp luật. Ví dụ 24:

(I) “Nhưng điều quan hệ là Liên buôn bán chung với vợ San. Liên suốt ngày đi vắng. Thứ như có người cả một lò lửa đang bốc lên ngùn ngụt, y muốn nhảy sổ ra, đánh đập Liên túi bụi hả giận. Một lúc sau y lại nghĩ - Đi buôn có phải là một cái tội đâu?”

(II) “Nhưng điều quan hệ là Liên buôn bán chung với vợ San. Liên suốt ngày đi vắng. Thứ như có trong người cả một lò lửa đang bốc lên ngùn ngụt, y muốn nhảy sổ ra, đánh đập Liên túi bụi hả giận. Một lúc sau y lại nghĩ - Đi buôn không phải là một cái tội”

Ví dụ 25:

(I) - Con bé đó hay lắm

- Cậu đã gặp nó bao giờ đâu?

(II) - Con bé đó hay lắm

- Cậu chưa bao giờ gặp nó.

Rõ ràng là, sự thay đổi như vậy sẽ dẫn đến việc quan hệ giữa các lời thoại có thể trở nên không rõ ràng, thậm chí cái đích ngôn trung của phát ngôn sẽ bị biến đổi, và điều đó cũng kéo theo cái chiến thuật đối thoại mà người nói sử dụng cũng sẽ bị phá vỡ.

Có thể thấy, bằng việc sử dụng các câu hỏi tu từ trong giao tiếp, người hỏi đã thực hiện một chiến thuật giao tiếp khéo léo nhằm hướng đến việc biến đổi hệ thống tri thức của người nghe. Nhưng việc biến đổi này đã không được thực hiện bằng con đường đơn thuần, trực tiếp như những câu tường thuật thông thường mà nó được thực hiện bởi chính người nghe, người nghe đã tự thay đổi, bổ sung hệ thống tri thức của mình. Bằng con đường chất vấn, thông qua các câu hỏi tu từ, người nói đã yêu cầu người nghe giải đáp để từ đó tự suy luận, nhận thức và tự mình bổ sung vào

85

hệ thống tri thức của bản thân. Chính vì thế mà hiệu quả, tính thuyết phục của những câu hỏi tu từ này là rất cao và đó cũng là lý do mà câu hỏi tu từ được sử dụng phổ biến trong thực tế giao tiếp.

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)