Câu hỏi tu từ dưới góc độ lý thuyết hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 156 - 158)

A + thì + (CHTT hay điều mà người nói muốn gạt bỏ)

4.1. Câu hỏi tu từ dưới góc độ lý thuyết hành vi ngôn ngữ

Ở những chương trước, chúng tôi đã đề cập đến những thành phần ngữ nghĩa – ngữ dụng cơ bản của câu hỏi tu từ, đó là: mệnh đề ngầm ẩn (khẳng định hoặc phủ định) và thành tố hỏi. Từ đó, chúng ta đã có cái nhìn rõ ràng, mạch lạc và hệ thống hơn về cơ chế hình thành và hoạt động của các thành tố đó cũng như của toàn bộ câu hỏi tu từ nói chung. Có vẻ như là chúng tôi đã tiếp cận vấn đề theo hướng thuần túy truyền thống với sự kết hợp trên cả ba phương diện ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng. Điều này, theo chúng tôi, sẽ mang đến cái nhìn chi tiết hơn, bản chất hơn về đối tượng, khi khai thác khía cạnh về cơ chế hoạt động nội tại, sự hình thành và tương tác của các thành phần ngữ nghĩa – ngữ dụng tạo nên chỉnh thể của phát ngôn. Tuy nhiên, khi đề cập đến khả năng hoạt động của những phát ngôn này trong thực tế giao tiếp thì chúng tôi thấy cần xem xét chúng dưới góc độ của lý thuyết hành vi ngôn ngữ (Theory of Speech Act). Chúng tôi tin rằng, điều đó sẽ đem lại những kết quả thích đáng.

Xin lật lại vấn đề để xem xét đối tượng một cách hệ thống hơn trên một nền tảng lý thuyết khác. Trước hết, nhóm phát ngôn mà chúng ta đang quan tâm ở đây có những đặc điểm cơ bản (thường được nêu ra từ trước đến nay) như sau :

- Có hình thức nghi vấn.

- Bao giờ cũng ngầm ẩn một nội dung phán đoán khẳng định hay phủ định.

- Nếu câu có chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh đề tƣơng

ứng, và ngƣợc lại, nếu câu không chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung phủ định mệnh đề tƣơng ứng.

Theo lý thuyết hành động ngôn từ của Austin, mỗi một phát ngôn được nói ra thường bao gồm ba hành vi ngôn ngữ là: hành động tạo lời (Locutionary act), hành động tại lời (Illocutionary act) và hành động mượn lời (Perlocutionary act). Chúng ta sẽ không bàn đến hành động tạo lời ở đây vì hiển nhiên khi chúng ta nói ra một câu, có nghĩa là chúng ta đã sử dụng, kết nối các thành tố ngôn ngữ (theo những cơ chế nội tại của ngôn ngữ đó quy định) để “tạo” nên một phát ngôn có

152

nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Điều Austin và chúng ta quan tâm ở đây là cái hành động tại lời mà người nói thực hiện (hay có ý định thực hiện). Chúng ta cũng biết rằng, cái hành vi ngôn ngữ tại lời này có thể được thực hiện một cách trực tiếp (thông qua những phƣơng tiện ngôn ngữ chuyên dụng) hoặc gián tiếp (thông qua một phát ngôn có dấu hiệu ngôn ngữ đặc thù cho một hành động tại lời thuộc

kiểu khác).

Nếu đứng từ góc độ lý thuyết hành vi ngôn ngữ thì câu hỏi tu từ mà chúng ta đang bàn luận tới ở đây là một kiểu câu chọn phương thức thực hiện hành động tại lời gián tiếp. Nếu như những câu hỏi chính danh thực hiện hành động hỏi (một hành động thuộc nhóm hành chức (exercitives)) thông qua chính những phương tiện mà ngôn ngữ cung cấp để thực hiện đúng chức năng này là các đại từ nghi vấn hay những khuôn hỏi; thì câu hỏi tu từ mặc dù cũng sử dụng những dấu hiệu ngôn ngữ đặc thù của hành động hỏi những đích ngôn trung mà chúng hướng đến lại là những hành động khẳng định và phủ định thuộc nhóm trình bày (expositives). Nghĩa là, đối với một câu hỏi tu từ, hành động “hỏi” được xem là hành động trực tiếp nhưng lực ngôn trung của phát ngôn lại không phải là „hỏi‟ mà nó là sự xác nhận về cực đối lập với cái mà câu hỏi thể hiện. Hay nói cách khác, câu hỏi tu từ sẽ cùng lúc thực hiện hai hành động: hành động trực tiếp hỏi và hành động gián tiếp khẳng định sự đối lập.

Searle đã từng nhận xét rằng mặc dù hành động gián tiếp được thực hiện bằng phát ngôn mà theo đó nghĩa đích thực của câu nói không liên hệ trực tiếp với nghĩa theo câu chữ của câu nhưng người nghe vẫn nhận biết và hiểu được ý nghĩa đó, vì người nói và người nghe cùng có nền hiểu biết chung, nền “tri thức bách khoa” giống nhau và có sự nhạy cảm nào đó đối với ngữ cảnh giao tiếp. Và câu hỏi tu từ là một trong những kiểu phát ngôn như vậy. Cái nghĩa theo câu chữ ở đây chính là cái ý nghĩa chất vấn, ý nghĩa hỏi của câu nhưng cái nghĩa đích thực của chúng lại chính là sự khẳng định mặt đối lập với điều được nêu ra trong mệnh đề của phát ngôn đó (hay nói cách khác là sự phủ định mệnh đề của câu hỏi đó – nghĩa là, nếu mệnh đề câu hỏi có chứa từ phủ định thì phát ngôn sẽ có ý nghĩa khẳng định;

153

và ngược lại, mệnh đề không chứa tù phủ định thì phát ngôn sẽ có ý nghĩa phủ định). Và người nghe vẫn lĩnh hội được cái ý nghĩa đích thực mà người nói muốn chuyển tải chính là nhờ có chung một phông văn hóa và kiến thức, nhờ nắm bắt được chủ đề và ngữ cảnh giao tiếp cũng như có một sự nhạy cảm nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ đó (đặc biệt là người bản ngữ).

Cao Xuân Hạo đã từng nhận xét về các câu nghi vấn của tiếng Việt như sau:

“Tiếng Việt có cả một âm giai gồm rất nhiều cung bậc chuyển từ ý hỏi thực sự, thuần túy qua nhiều sắc độ gợi ý, ngờ vực, hoài nghi, đến chỗ gần nhƣ phủ định hay khẳng định, rồi đến chỗ phủ định hay khẳng định quyết liệt với những sắc thái cảm

xúc khác nhau.” [28]. Theo ông, trong các câu nghi vấn ngoài cái giá trị hỏi là giá

trị ngôn trung trực tiếp thì còn có thể có một (hay một số) giá trị ngôn trung phái

sinh. Có nghĩa là, đối với những câu hỏi tu từ mà chúng ta đang xét thì “hỏi” là giá trị ngôn trung trực tiếp của câu, còn cái ý nghĩa khẳng định hay phủ định chính là giá trị ngôn trung phái sinh. Và, cái giá trị ngôn trung phái sinh này mới là mục đích của phát ngôn.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, việc xác định giá trị ngôn trung trực tiếp và ngôn trung phái sinh, hay hành động trực tiếp và hành động gián tiếp của câu hỏi tu từ ở trên vẫn chỉ là sự xem xét phát ngôn trong một trạng thái tĩnh, mang ý nghĩa thuần túy lý thuyết. Nếu chúng ta quan sát chúng trong một trạng thái động, trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể với sự tương tác của các nhân tố ngữ cảnh, mục đích phát ngôn, người nói, người nghe... thì chúng ta sẽ thu được những kết quả có giá trị thực tế hơn cũng như hiểu rõ bản chất và những đặc trưng giao tiếp của kiểu loại phát ngôn này hơn. Đó cũng là mục đích mà chúng tôi sẽ tiến hành ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 156 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)