nhau, chế định nhau chặt chẽ. Có thể diễn giải một cách cụ thể như sau:
- Việc đưa một ý kiến khác vào nội dung mệnh đề câu hỏi là điều kiện để thực hiện sự đánh giá ngầm ẩn, điều kiện để hình thành nội dung khẳng định (phủ định)
181
ngầm ẩn đối lập, tương phản với ý kiến ấy; và đó cũng là điều kiện đầu tiên để thực hiện sự chất vấn. Điều này là tất yếu, bởi vì muốn đánh giá một ý kiến nào đó, thì trước hết phải coi cái ý kiến ấy như là đối tượng của sự đánh giá; muốn chất vấn thì phải chất vấn về một cái gì đó; và cái nội dung khẳng định (hay phủ định) ngầm ẩn cũng chỉ hình thành trên cơ sở tác động qua lại của thái độ đánh giá với nội dung mệnh đề.
- Sự đánh giá ngầm ẩn là cơ sở để có thể thể hiện sự đối thoại giữa các quan điểm, ý kiến ngay trong cũng một câu. Nó cho phép người hỏi giữ nguyên nội dung ý kiến đó mà vẫn không phải là chấp nhận nó, phủ nhận nó mà vẫn không phải là phủ nhận; và vì thế, coi nó là phản thực mà vẫn có thể hỏi về nó.
- Việc người hỏi tạm thời chấp nhận ý kiến khác trong khuôn khổ một thế giới khả năng, thế giới giả định gắn liền logic với chất vấn và tư duy. Việc giả định sự tồn tại của một cái không tồn tại chỉ có ý nghĩa khi nó làm cơ sở cho một bước vận động mới của tư duy, nhận thức và hành động. Ở câu hỏi tu từ, người nói tiến hành cái thao tác giả định về một cái không tồn tại (theo quan điểm của người nói), chất vấn nó để người đối thoại bằng những bước tư duy logic thông thường có thể rút ra những hệ quả về sự giả định sai lầm và mở ra những nhận thức mới về đối tượng.
- Sự chất vấn thực hiện bước cuối cùng của chiến thuật đối thoại, góp phần cùng với các thành phần ngữ nghĩa – ngữ dụng khác tạo ra cái hiệu quả tác động đặc biệt của câu hỏi tu từ. Đó là khiến người đối thoại tự xác lập lấy niềm tin, bổ sung thêm tri thức dựa trên sự tự suy luận, phán đoán, tự kiểm tra tình hình thực tiễn bởi chính bản thân người đối thoại khi quan tâm giải đáp điều chất vấn đó.