Cơ chế và điều kiện hình thành ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 69 - 70)

g/ Ngoài ra, đôi khi chúng ta còn bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của nhiều yếu tố hỏi trong cùng một câu hỏi tu từ Và các yếu tố hỏi này thường mang đặc tính

2.2.1. Cơ chế và điều kiện hình thành ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ

Trong thực tế nghiên cứu, cho đến nay, chúng ta vẫn đang bằng lòng với cách quan niệm có phần hơi đơn giản hóa rằng câu hỏi tu từ là câu có hình thức hỏi nhưng thực chất lại là câu khẳng định hay phủ định; hoặc là câu khẳng định hay phủ định bằng hình thức hỏi; hoặc là những câu hỏi giả… Những cách nói đó, xét ở một khía cạnh nhất định, là đúng, không có gì sai. Bởi vì, với cách quan niệm và diễn đạt như thế, chúng ta đã muốn nhấn mạnh đến giá trị thông báo cơ bản của thành phần thông tin khẳng định hay phủ định ngầm ẩn trong cấu trúc nghĩa phức tạp, nhiều thành phần của câu; và nhấn mạnh vào sự khác biệt của nó so với những câu hỏi chính danh được sử dụng trong hoàn cảnh hỏi thông tin thực thụ. Tuy nhiên, trên thực tế, cách nêu đặc trưng như vậy dễ khiến người ta nghĩ rằng, cái được gọi là "hỏi" trong tên gọi của kiểu câu này chỉ là thuần túy hình thức, rằng cái hiệu quả tu từ của nó chỉ là do sự kết hợp bất ngờ giữa một nội dung này (phán đoán) với một hình thức kia (hỏi); và sự kết hợp đó đơn giản là một kiểu tiết kiệm ngôn ngữ [dẫn theo 21]… Nghĩa là, tuy chỉ ra được một mặt nhất định của đối tượng nhưng cách xác định đặc trưng như vậy lại dễ làm ta quên đi cái gốc, cái thực chất sâu xa hơn của vấn đề. Nếu quả thực tính bất ngờ của sự kết hợp giữa hình thức nọ với nội dung kia đã làm nên nội dung và giá trị của câu hỏi tu từ thì kiểu câu hỏi như thế này đã không thể phổ biến, cũng như không có được một vị trí như vậy trong ngữ pháp chuẩn tắc của hệ thống ngôn ngữ như chúng ta đã thấy. Vấn đề cũng không đơn giản chỉ là sự tiết kiệm mà rõ ràng ở đây có tồn tại những quy luật tác động qua lại, sự biến đổi và chuyển hóa giữa các thành phần thông tin ngữ nghĩa để tạo thành một chỉnh thể thống nhất, hình thành nên những phẩm chất riêng, đáp ứng những nhu cầu riêng của giao tiếp và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời sống.

Chúng ta đều biết rằng, ý nghĩa hỏi, xét ở góc độ chung nhất, là sự phản ánh những hoàn cảnh có vấn đề, trong đó chứa đựng điều chưa biết, chưa rõ, chưa sáng tỏ; làm hình thành ở người ta nhu cầu phải nêu vấn đề ra như là một nhiệm vụ của nhận thức cần chú ý đến nó, suy nghĩ về nó, và lý giải nó… giữa những người tham gia giao tiếp. Nếu cùng đứng trên góc độ khái quát này để xem xét thì rõ ràng các câu hỏi tu từ cũng phản ánh những kiểu hoàn cảnh có vấn đề. Theo quan sát của

65

chúng tôi, câu hỏi tu từ về bản chất là sự đối thoại giữa các ý kiến, quan điểm khác nhau, trái ngược nhau (điều này sẽ đƣợc chúng tôi chứng minh và phân tích cụ thể

hơn ở chƣơng 3). Chính sự mâu thuẫn giữa các ý kiến như vậy đã là một điều kiện

hình thành nên một tình huống có vấn đề. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để xuất hiện nhu cầu hỏi. Bởi vì, nếu tôi nói "A", anh nói "không phải A" hay thậm chí là "B", nhưng tôi chẳng quan tâm đến ý kiến của anh, anh chẳng quan tâm đến ý kiến của tôi, và chúng ta cũng không có nhu cầu cần người đối thoại quan tâm đến ý kiến của mình theo kiểu ai muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, đó là quyền cũng như là việc riêng của mỗi người thì chưa thành vấn đề. Nhưng, nếu cần phải xác lập xem ai đúng, ai sai để đi đến thống nhất, để lựa chọn giải pháp hay để hình thành quan điểm đúng đắn về đối tượng, sự việc …; có nghĩa là đã bắt đầu xuất hiện cái nhu cầu ở chủ thể muốn người đối thoại quan tâm đến điều mình đang nói, quan tâm đến quan điểm, ý kiến của mình, quan tâm đến những thắc mắc cũng như thái độ của mình về đối tượng … và thế cũng tức là đã bắt đầu xuất hiện một hoàn cảnh có vấn đề. Trong đó, tồn tại những mâu thuẫn cần giải quyết và nhu cầu cần làm sáng tỏ cái chưa rõ, cái gây ra sự bất đồng. Như vậy là các câu hỏi tu từ cũng có đầy đủ hoàn cảnh và điều kiện để hình thành nên ý nghĩa hỏi, cũng như có môi trường để cái hành động hỏi đó thực hiện đúng chức năng của mình. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó hơn qua ví dụ sau đây:

Ví dụ 1: A đưa ra nhận xét:

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)