Một đặc điểm nữa của nhóm những câu hỏi này là phần đề chứa các yếu tố hỏi trong câu có thể kết hợp thêm với từ “có” để nhấn mạnh ý chất vấn của câu hỏi Kh

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 53 - 58)

trong câu có thể kết hợp thêm với từ “có” để nhấn mạnh ý chất vấn của câu hỏi. Khi đó, người hỏi muốn người đối thoại tập trung vào việc xác định xem liệu có tồn tại một đối tượng, một sự việc nào đó có thể thỏa mãn hay đáp ứng được những điều được nêu ra trong câu hỏi đằng sau nó. Tất nhiên, người hỏi tin rằng người đối thoại sẽ không thể tìm ra được một đối tượng như thế. Tức là, nhận định của người hỏi là chắc chắn đúng.

Ví dụ:

11. Có khi nào / anh không coi thường tôi?

12. Có ai / mà không thích được nhàn nhã?

13. bà mẹ nào / mà không muốn cho con gái có chồng? (Nam Cao - Ở hiền)

14. Thật ra, tiệm nào vào giờ này / mà lại không thưa khách? (Nam Cao – Nhỏ nhen)

2.1.1.1.2. Câu hỏi tu từ sử dụng các yếu tố hỏi tình thái hóa

Bên cạnh việc sử dụng các đại từ nghi vấn một cách thuần túy thì các câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định đôi khi còn sử dụng các yếu tố hỏi tình thái thái hóa, tuy không phổ biến lắm, kiểu như: tội gì, làm gì, làm sao, làm sao (mà)…đƣợc,…

Những yếu tố này đã ít nhiều được công thức hóa trong tiếng Việt với sắc thái mang ý nghĩa phủ định. Vì vậy, khi xuất hiện trong những câu hỏi tu từ loại này (những câu có sự hiện diện của tác tử phủ định), chúng đã tạo ra cho câu có hình thức phủ định kép để hình thành nên cái ý nghĩa khẳng định ngầm ẩn cho toàn bộ phát ngôn.

49

Ví dụ:

15. Anh bảo tội gì mà không tiêu cho sướng?

(Thạch Lam – Cái chân què)

16. Cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa đƣợc, khi được đối đãi như thế?

(Nguyễn Ái Quốc – Vi hành)

17. Chị ấy mới đẻ con so, xưa nay lại không phải chân lấm tay bùn bao giờ, lại là vợ ông phó lý chả phải khổ sở như người khác thì làm gì sữa chả tốt?

(Vũ Trọng Phụng – Cơm thầy cơm cô)

2.1.1.2. Câu hỏi tu từ sử dụng các khuôn hỏi mang tính ổn định cao

Trong các câu hỏi tu từ, bên cạnh việc sử dụng các tác tử nghi vấn, mà đôi khi tạo cho ta cảm giác rất giống với những câu hỏi chính danh thông thường, thì còn tồn tại một nhóm những câu hỏi tu từ sử dụng những khuôn hỏi đặc trưng. Những khuôn hỏi này như một mác đánh dấu, một đặc điểm khu biệt các câu hỏi tu từ với các câu hỏi chính danh. Có thể kể ra các một số khuôn hỏi như sau:

Không / Chả / Chẳng (phải) … đó sao? Không / Chả / Chẳng (phải/đã) … là gì? Không / Chẳng (phải) … đó ƣ / đấy ƣ / đấy à? Không / Chẳng (đã) … đó ƣ / đó sao?

Không / Chẳng (phải) … hay sao? Không / Chẳng phải … ƣ / sao / ru? Ví dụ:

18. Chẳng phải vì nàng mà chàng phải sống cuộc đời tối tăm ƣ?

(Thạch Lam – Ngày mới)

19. Bố chả vừa nói hai chúng bay khác nhau cả cha lẫn mẹ là gì?

(Nguyễn Công Hoan – Một kiếp ngƣời)

20. San đã chả làm nội trợ mãi rồi đấy ƣ?

50

21. Các báo ba kỳ độ ấy chẳng khen ngậu sị lên là Nghị Hách có óc bình dân có tư tưởng xã hội đó sao?

(Vũ Trọng Phụng – Giông Tố)

22. Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ

chanh ấy đấy à?

(Nguyễn Ái Quốc – Vi hành)

23. Huống chi nó sang ở với cô ấy cơm no áo lành, lại không được sung sướng gấp trăm gấp nghìn ở nhà với vợ chồng chúng mày hay sao?

(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

24. Con không thấy bao nhiêu người chịu tốn kém để lấy chỗ đi lại mà không được

đấy à?

(Nguyễn Công Hoan – Bƣớc đƣờng cùng)

Từ những quan sát thực tế, thông qua các ví dụ đã dẫn ở trên, chúng tôi thấy có thể mô hình hóa những câu hỏi tu từ loại này thành hai kiểu cấu trúc hỏi cơ bản sau:

a/ Đặt toàn bộ mệnh đề (P) vào trong khuôn hỏi.

Không / Chẳng / Chả (phải) + P + đó sao / đó ư / là gì…?

Ví dụ, mô hình của các câu 18, 22.

b/ Đặt khuôn hỏi bao lấy nội dung miêu tả của phần thuyết và đặt sau phần đề của câu.

ĐỀ + không/chẳng/chả + THUYẾT + đó ư / đó sao / là gì / đấy à…?

Ví dụ, mô hình của các câu 19, 20, 21, 27, 24.

Ngoài ra, góp mặt vào trong các mô hình này còn có các từ tình thái như: há,

lại, há lại… Những tác tử tình thái này luôn đứng trước các yếu tố phủ định trong

câu. Việc xuất hiện của từ “há” trong nhóm những câu hỏi tu từ này càng nhấn mạnh thêm ý nghĩa chất vấn của câu. Ngoài ra, sự góp mặt của yếu tố “há” không những không ảnh hưởng đến ý nghĩa ngầm ẩn mang tính khẳng định mệnh đề tương ứng trong câu mà còn góp phần làm cho cái ý nghĩa khẳng định ấy thêm rõ nét, bởi chúng ta biết sự khẳng định sẽ trở nên mạnh mẽ hơn cả khi nó được thực hiện bằng hình thức hai lần phủ định.

51

Ví dụ:

25. Cái đời êm đềm hiện tại của chúng ta không phải là một đời lý tưởng đó sao?

(Khái Hƣng – Nửa chừng xuân)

26. Tôi chẳng đau lòng hay sao?

(Phan Huấn Chƣơng – Hòn máu bỏ rơi)

27. Nó chẳng có quan hệ mật thiết lắm sao?

(Phan Huấn Chƣơng – Hòn máu bỏ rơi)

28. Huống nay trên dải đất văn hiến […] thế này, trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?

(Ngô Thì Nhậm-Chiếu cầu hiền)

2.1.2. Các kiểu cấu trúc hỏi cơ bản của câu hỏi tu từ có giá trị phủ định

Đây là nhóm những câu hỏi được mô tả mang những đặc điểm chung như sau: -Có hình thức nghi vấn,

- Luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán phủ định,

- Nhưng về mặt hình thức thì câu lại không có sự hiện diện của nhóm từ phủ định. Trong giao tiếp, câu hỏi tu từ có giá trị phủ định thường chiếm một số lượng lớn hơn nhiều so với câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định. Cũng chính vì thế mà chúng đa dạng hơn về mặt cấu tạo và do đó cũng phức tạp hơn trong việc mô tả và phân loại. Có thể nói, trong giới Việt ngữ học, cho đến nay, người đã chú ý tới loại câu hỏi này nhiều nhất là Cao Xuân Hạo. Khi phân chia các câu nghi vấn dựa trên các loại hành động ngôn trung, ông đã tách loại câu này thành một nhóm riêng biệt, độc lập. Và trong nhóm những câu hỏi tu từ có giá trị phủ định, dựa trên tiêu chí về khả năng tồn tại của các câu trả lời cho câu hỏi mà ông phân chia chúng thành hai loại: “… Cần phân biệt giữa A, những kiểu câu nghi vấn phủ định mà trong những văn cảnh nhất định và với những thành phần từ ngữ nhất định, cũng có thể dùng nhƣ những câu hỏi chính danh, tuy thiên về phủ định nhƣng câu còn dành chỗ cho một câu trả lời theo hƣớng này hay hƣớng khác, và B, những kiểu câu nghi vấn phủ định không bao giờ dùng nhƣ nhƣng câu hỏi (không bao giờ có yêu cầu trả lời với mục đích cung cấp thông tin tuy ngƣời đối thoại có thể trả lời để tán thành hay

52

phản bác)” [28, 404]. Ngoài ra, tác giả còn xếp một nhóm trung gian giữa A và B,

đó là những câu nhóm A nhưng có thêm sự góp mặt của các yếu tố tình thái hóa mà đôi khi chúng ta thấy chúng được dùng như những công thức đã được quy chế hóa, kiểu như: ăn thua gì, có là bao, tội gì, việc gì, sợ gì, đời nào, sức mấy… Sự xuất hiện của những yếu tố này làm cho “câu nghi vấn khó lòng có thể hiểu nhƣ những câu hỏi chính danh và do đó không yêu cầu một câu trả lời “vào đề” trừ phi đó là

một câu hỏi trả lời có tính chất “chơi chữ”…” [28, 405].

Việc phân chia này nhìn có vẻ rất cân đối hoàn chỉnh, tạo thành một hệ thống đẹp. Tuy nhiên, việc dùng tiêu chí về “khả năng trả lời” để phân loại các câu hỏi tu từ có lẽ vẫn chưa đủ chặt chẽ, bởi vì câu hỏi tu từ bản thân nó thường không đòi hỏi một sự trả lời nhằm cung cấp thông tin hay thậm chí để bác bỏ, phản bác như tác giả đã đề cập. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn con đường thuần túy dựa vào hình thức cấu trúc để phân chia các câu hỏi tu từ có giá trị phủ định.

2.1.2.1. Câu hỏi tu từ sử dụng các tác tử nghi vấn

2.1.2.1.1. Câu hỏi tu từ sử dụng các đại từ nghi vấn

Giống như nhóm những câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định, câu hỏi tu từ có giá trị phủ định cũng có một số lượng lớn những câu sử dụng các đại từ nghi vấn như: ai, gì, nào, mấy, sao, bao nhiêu, bao giờ… hay những danh ngữ có định tố nghi vấn gì, nào.

Ví dụ: (Dẫn lại một số ví dụ của Cao Xuân Hạo [28, 404])

29. Bài khó thế này ai mà làm được? 30. Thứ bút này có thiếu ở ngoài phố í? 31. Vấn đề này tôi làm sao mà giải quyết được? 32. Thứ máy ấy kiếm ở đâu ra cho được?

33. Có bao giờ người ta lại làm ăn kiểu đó? 34. Nó đã bỏ đi như thế thì đi tìm làm gì? 35. Vốn của tôi thì được bao nhiêu mà buôn? 36. Sức chịu đựng của nó thì được mấy nỗi?

53

Những câu hỏi này rõ ràng không có ý định tìm kiếm thông tin mà nó thể hiện một nhận định mang tính quả quyết của người nói trong việc phủ định một sự việc, một hành động hoặc lời nói của người khác. Tất nhiên, bên cạnh ý nghĩa phủ định này, các câu hỏi tu từ còn hàm chứa những ý nghĩa tình thái thể hiện cảm xúc hay đánh giá của người nói về chính hành động, sự việc đó. Còn Cao Xuân Hạo thì cho rằng đây là nhóm những câu nghi vấn có giá trị phủ định có khả năng cao nhất trong việc nhận những câu trả lời như những câu hỏi chính danh thông thường.

Quan sát các câu hỏi tu từ trong nhóm này, chúng tôi thấy chúng có những đặc điểm đáng lưu ý sau:

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)