A + thì + (CHTT hay điều mà người nói muốn gạt bỏ)
4.3. Câu hỏi tu từ với chức năng lập luận trong ngôn ngữ
Nếu như ở phần trên chúng tôi đã đề cập đến một khía cạnh của chức năng giao tiếp trên bình diện tạo lập phát ngôn hay những mục đích tại lời xét trên phạm vi nội tại của phát ngôn (câu hỏi tu từ), thì phần này chúng tôi sẽ xem xét một chức năng giao tiếp khác của câu hỏi tu từ nhưng trên bình diện cấu tạo văn bản hay diễn ngôn. Với cái nhìn hướng vào trong tổ chức và chức năng của câu hỏi tu từ, với tư cách là những phát ngôn đơn lẻ và độc lập, chúng ta đã thấy được các thành phần ngữ nghĩa – ngữ dụng, cơ chế hoạt động và chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp, đó là khả năng thực hiện một số hành động gián tiếp bên cạnh hành động trực tiếp “hỏi”. Nhưng với cái nhìn hướng ra ngoài, xét trên một tổng thể (văn bản hay diễn ngôn) thì chúng tôi thấy cái chức năng bao trùm của các câu hỏi tu từ này lại là chức năng lập luận.
Tại thời điểm này, sau khi đã có cái nhìn khá đầy đủ, chi tiết về câu hỏi tu từ, chúng ta sẽ thấy chức năng này tồn tại trong câu hỏi tu từ hoàn toàn không có gì ngạc nhiên. Vì như chúng tôi đã từng đề cập, sử dụng câu hỏi tu từ trong giao tiếp là một chiến thuật của người nói. Trong các câu hỏi tu từ luôn có yếu tố kích thích tư duy, kích thích hoạt động nhận thức đối với sự vật hiện tượng, chúng đòi hỏi người đối thoại tự nhìn nhận, giải đáp vấn đề và thay đổi niềm tin. Câu hỏi tu từ chính là một thao tác lập luận cho phép người nói chuyển kiến thức, niềm tin sang một đối tượng khác. Thao tác này đóng vai trò quan trọng trong việc buộc người đối thoại phải xác định lại lập trường, quan điểm, phải thay đổi thái độ, niềm tin. Đứng trên phương diện lý thuyết lập luận thì những lập luận sử dụng câu hỏi tu từ là những lập luận hướng đến mục đích thuyết phục. Chúng dựa trên những lý lẽ của tri thức, các phong tục, tập quán, nhân sinh quan… của một xã hội, một dân tộc.
171
Ví dụ 30:
- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im nhƣ nó trách tôi; nó kêu ử ử nhìn tôi, nhƣ muốn bảo rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão nhƣ thế mà lão cƣ xử với tôi nhƣ thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Tôi an ủi lão:
- Cụ cứ tƣởng thế đấy chứ nó chả hiểu đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết
thịt? Ta giết nó nhƣng chính là để hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác”.
(Nam Cao - Lão Hạc)
Trong đoạn đối thoại này, mục đích của người nói (ông giáo) là muốn an ủi, mong Lão Hạc đừng đau khổ, dằn vặt và suy nghĩ quá nhiều về việc phải bán con chó, ông giáo đã đưa ra nhiều luận cứ để thuyết phục:
1- Con chó không thể hiểu được những điều đó. 2- Ai nuôi chó cũng để bán hoặc giết thịt
3- Giết nó là để hóa kiếp cho nó
Trong đó, luận cứ (2) là một câu hỏi tu từ. Người nói, thông qua luận cứ này đã chỉ ra một quy luật thông thường rằng không ai nuôi chó mà không để bán hay giết thịt. Vì vậy việc lão Hạc bán chó là một việc hết sức bình thường, ai cũng sẽ có lúc phải làm như thế. Tuy nhiên, luận cứ này chỉ có thể được sử dụng và chấp nhận ở cộng đồng, xã hội Việt Nam, còn nếu ở những nước phương Tây thì nó lại trở nên không phù hợp và hoàn toàn không thể chấp nhận.
Quan sát một đoạn trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Ví dụ 31:
Năm nay tôi vừa tròn 79 tuổi, đã là "lớp ngƣời xƣa nay hiếm" nhƣng tinh thần đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trƣớc đây. Khi ngƣời ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng
không có gì là lạ (I). Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ
Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa? (II) Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin… (III)
172
Ở phân đoạn (I), để làm yên lòng nhân dân, không lo lắng cho sức khỏe của Người, Bác nói tinh thần, đầu óc bác vẫn rất sáng suốt, còn chuyện sức khỏe có giảm sút là việc tất yếu của quy luật tự nhiên. Thông điệp Bác muốn gửi tới là Bác vẫn khỏe mạnh, chưa có điều gì bất thường đáng lo ngại, chưa cần nghĩ đến tình huống xấu và cũng để xóa đi cái nghi vấn, băn khoăn về việc vì sao Bác viết di chúc. Ở phân đoạn (II), bằng việc nêu ra một câu hỏi tu từ ("Nhƣng ai mà biết…?"), Bác đã đưa ra lý lẽ thuyết phục, chứng minh tính đúng đắn, hợp lý của điều Bác đang làm. Lý lẽ này được xây dựng trên một tri thức, kinh nghiệm chung là đối với tuổi già thì “tử bất kỳ”, không ai có thể biết trước. Vì là nằm ngoài khả năng dự đoán của con người nên chúng ta cần phải lo trước, tính trước cái khả năng không ai đoán biết trước được đó. Như vậy, đích cuối cùng mà Bác muốn hướng đến là những điều sẽ nói ở phân đoạn (III), nhưng để thực hiện nó Bác đã có một quá trình lập luận, dẫn dắt và việc dùng câu hỏi tu từ là một trong những cách thức có tính thuyết phục cao giúp Bác đi đến được mục đích cuối cùng của mình.
Trong thực tế giao tiếp, để tạo ra những lập luận có tính thuyết phục, người nói thường đưa vào trong câu hỏi tu từ những quy luật, những điều phổ biến theo lẽ phải thông thường hoặc những sự thực cả hai bên đều biết hay đều có thể kiểm chứng được… để làm căn cứ lập luận, chứng minh. Đây chính là cái mà Nguyễn Đức Dân gọi là lý lẽ chung, hay Đỗ Hữu Châu gọi là lẽ thƣờng, cái được xem là
“một hệ thống logic xã hội đời thƣờng” [14]. Những lý lẽ này kết hợp, hỗ trợ cho
những luận cứ (tiền đề) để có thể đem lại những kết luận (kết đề) mang tính thuyết phục và đạt hiệu quả cao.
Kiểu như:
Ví dụ 32:
“…Bà nghĩ nát ruột về Nhu. Bà thừa hiểu rằng cảnh gái già chẳng sung sƣớng gì đâu! Bây giờ còn mẹ nên Nhu chƣa thấy khổ, nhƣng một mai bà trăm tuổi về già, bấy giờ Nhu phải ở với chị dâu rồi mới biết. Bởi thế cho nên với việc ngƣời
ta hỏi Nhu, bà tỏ ý lạc quan. Đã đành anh chàng cũng có ý bòn của đấy, nhưng cái
sự tham thì ở đời thì ai mà chả tham? Nếu nhà nó giàu nó chả chịu lấy Nhu là đứa đã hơn nó những năm, sáu tuổi. Nó nghèo thì mình cho nó nhờ vả ít nhiều. Nó nhờ vả mình thì phải nể con mình”.
173
Trong ngữ cảnh này, người mẹ đã đưa ra hàng loạt những luận cứ, hình thành một lập luận để tự đấu tranh với mình, tự giải thích, thuyết phục chính mình. Bà biết “anh chàng” đó đồng ý lấy con gái bà vì muốn “bòn của”. Nhưng với bà, việc tham lam của anh ta cũng là điều dễ hiểu vì tồn tại một lý lẽ chung là trên đời này “ai mà chả tham” ít nhiều, “tham” là một đặc tính chung của con người, không loại trừ ai. Và bằng một câu hỏi tu từ, người mẹ đã tự bác bỏ cái suy nghĩ trước đó của mình, đưa ra những lý lẽ hợp lý để tự thuyết phục mình và thậm chí tin rằng việc tham lam đó đôi khi lại có lợi cho con gái bà…
Hay như:
Ví dụ 33:
“Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhƣng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rƣợu… cả cƣới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo đƣợc. Ý thằng con lão, thì nó muốn bán vƣờn cố lo cho bằng đƣợc. Nhƣng lão không bán.
Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại bán vườn đi, thì lấy vợ về ở đâu? Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng nhà gái họ cứ khăng khăng đòi nhƣ vậy thì dẫu có bán vƣờn đi cũng không đủ cƣới.
(Nam Cao - Lão Hạc)
Người nói (lão Hạc) ở đây đã quyết định không bán vƣờn để cƣới vợ cho con
và người nói đã sử dụng những luận cứ như: a/ Không ai bán vƣờn để lấy vợ;b/ Nếu
bán vƣờn rồi thì cƣới vợ về sẽ không biết sống ở đâu, sống nhƣ thế nào; c/ Dẫu có
bán vƣờn thì vẫn không đủ tiền cƣới, để phục vụ cho lập luận của mình. Lập luận
này được dùng để thuyết phục người khác (con trai lão Hạc) cũng như bản thân người nói (lão Hạo) thông qua sự hỗ trợ của những lý lẽ chung mà những người chia sẻ nền văn hóa Việt đều có thể hiểu và kiểm chứng được. Đối với nhà nông, vườn cũng giống như nhà, nó gắn liền với đời sống, sinh hoạt, công việc và lợi ích của người nông dân. Vì thế việc bán vườn để lấy tiền cưới vợ là điều khó có thể chấp nhận được, và theo lẽ thường thì không ai làm thế.
Rõ ràng là, quan sát trên diễn ngôn, câu hỏi tu từ thường xuất hiện như là một luận cứ, một công cụ lập luận, một khâu trung gian trên con đường dẫn đến
174
mục đích cuối cùng của người nói. Chúng ta biết rằng, chức năng bao trùm của câu hỏi tu từ là chức năng bác bỏ, và trong lập luận sự bác bỏ, gạt bỏ ý kiến, quan điểm khác để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình thực sự là một công cụ hữu dụng. Đặc biệt là, sự bác bỏ trong câu hỏi tu từ thường không phải là sự bác bỏ trực tiếp, nó không mang tính áp đặt, nó luôn đòi hỏi người nghe tự suy nghĩ, tự thay đổi. Do đó, quá trình lập luận của người nói sẽ mang tính khách quan, thuyết phục hơn.
Khi bác bỏ trở thành công cụ của lập luận, thì mặc dù cái ý kiến quan điểm khác cũng có thể được người nói đưa vào nội dung mệnh đề câu hỏi (P?) nhằm bác bỏ (thông qua hình thức chất vấn) tính đúng đắn của chúng và khẳng định ý kiến, quan điểm của mình; nhưng từ đó để biện minh, chứng minh cho tính đúng đắn, hợp lý của của một ý kiến, quan điểm (Q) khác, hoặc ngược lại biện minh cho tính không đúng đắn, không hợp lý của (Q). Nghĩa là, trong trường hợp này mục đích của người nói không phải là bác bỏ ý kiến khác được đưa vào nội dung mệnh đề của câu hỏi. Việc bác bỏ đó chỉ được sử dụng như một công cụ lập luận sắc bén, có tính thuyết phục cao, như một bước trung gian trên con đường dẫn đến mục đích cuối cùng của người nói.
Ví dụ 34:
… “Lão bỏ thuốc, nhƣng chƣa hút vội. Lão cầm lấy đóm gạt tàn, và bảo:
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!
Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của ngƣời say, nhìn lão, nhìn để ra vẻ chú ý đến câu nói của lão thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dƣng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: Lão nói là nói thế thôi, chẳng
bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó
mà lão có vẻ băn khoăn thế!”
(Nam Cao - Lão Hạc)
Ở đây, người nói đã lập luận, giải thích cho cái thái độ không quan tâm, “dửng dưng” của mình bằng nhiều luận cứ. Trong đó, có một câu hỏi tu từ với chức năng bác bỏ cái ý kiến được người đối thoại nêu ra trước đó. Nếu chỉ xem xét câu hỏi tu từ này với phát ngôn phía trước (Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!) thì ta thấy đây là một câu hỏi được hình thành dựa trên cơ chế bác bỏ cái thái độ mà
175
người nói cho rằng không thích đáng, không phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên sự bác bỏ này hay sự khẳng định quan điểm, thái độ đối lập không phải là đích mà người nói hướng đến mà nó được sử dụng như là một công cụ lập luận để biện minh cho tính đúng đắn của thái độ “dửng dưng” của người nói trước vấn đề mà người đối thoại đưa ra.
Thậm chí, có những diễn ngôn, cả hai người tham gia đối thoại đều khai thác triệt để cái lợi thế, ưu điểm của câu hỏi tu từ trong lập luận để phục vụ cho mục đích giao tiếp của mình. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều đó qua ví dụ sau:
Ví dụ 35:
- Ông vừa nói ông chung thủy với tôi […] ông còn nhớ hồi ông hai bảy hai tám tuổi không? Có tối nào ông không đi cô đầu, ông không đi nhảy đầm?
Thế mà ông bảo là chung thủy.
- Bà còn trách móc tôi làm gì về cái thủa ấy, thời trai trẻ thì ai chẳng có lúc lầm lạc? Ai chẳng có lúc đam mê? Vả lại, đó là thời thực dân phong kiến […]. Hồi đó, bà cũng chẳng kém gì tôi. Ngày nào chẳng vậy, hễ tôi đến sở làm thì bà cũng đáp xe đến chiếu bạc. Bà còn trách gì tôi nữa?
- Ừ thì tôi quả cũng có trót dại […] nhƣng trƣớc sau tôi cũng trọn đạo làm vợ với ông […].
- Thử hỏi, những đêm mê mải trên chiếu bạc kề với những kẻ không phải là chồng mình, nhƣ vậy mà bà dám nói là giữ trọn đạo phu thê ƣ? […]
- Thì vừa nãy ông chẳng nói đó sao? Cái thời thực dân phong kiến sống với nó sao tránh khỏi tội lỗi? Thử hỏi, từ sau ngày ông theo cách mạng […], vô khối ngƣời theo dinh tê vào thành… tôi có theo họ đâu? Suốt bao năm trời có bao giờ tôi cầm đến quân bài lá bạc? […]. Ông chẳng phải nuôi tôi, ông xem xem, tôi có hèn kém nỗi gì?
- Ờ… thì tất cả… đều do chế độ cũ […] bà là ngƣời vợ tốt cũng nhƣ tôi là ngƣời chồng tốt […]
(Tên phát-xit mặc áo thƣờng phục)
Hai vợ chồng trong đoạn hội thoại này đã thay nhau liên tiếp sử dụng các câu hỏi tu từ như là những luận cứ phục vụ cho những lập luận nhằm “tấn công” bác bỏ
176
quan điểm của người đối thoại, bảo vệ quan điểm của mình. Và ai cũng có những lý lẽ hợp lý riêng nên cuộc “đấu tranh” giữa hai người đã phải đi đến kết cục “hòa” với việc cả hai vợ chồng cùng thống nhất thay đổi quan điểm, niềm tin của mình.
Có thể nói, câu hỏi tu từ, bên cạnh việc thực hiện các chức năng giao tiếp cụ thể thì chúng luôn đi kèm với chức năng lập luận. Đó là quá trình đưa ra những luận cứ, những lý lẽ để dẫn dắt người nghe đi đến một kết luận nào đó. Và nhờ đó, đảm bảo rằng, kết luận mà người nói muốn đi tới là có căn cứ, là hợp lý; cũng như tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động giao tiếp. Như vậy là, xét trên tổng thể một diễn ngôn thì lập luận được xem là chức năng bao trùm của các câu hỏi tu từ.