Tình thái là một khái niệm rất phức tạp mà ở mỗi một trường phái, một khuynh hướng ngôn ngữ lại có những cách hiểu không giống nhau. Sự phức tạp của nó khiến Panfilov đã phải từng nhận xét rằng "cho đến nay vẫn khó có thể tìm thấy hai tác giả có quan niệm hoàn toàn thống nhất với nhau về tình thái của ngôn ngữ"
và "không có phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và thành phần các ý nghĩa
bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối lập nhau nhƣ phạm trù tình thái"
[V.Z Panfilov (1977)].
Đã có nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa về tình thái. Có thể kể đến như: Fillmore (1968), Chomsky (1972), Palmer (1986), Gak (1986), Liapon (1990)… Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách định nghĩa, quan niệm của Charles Bally về tình thái trong ngôn ngữ, cho đến nay, vẫn dễ hiểu và bao quát nhất. Theo Charles Bally, nhà ngôn ngữ học người Pháp, người được xem như là một trong những người đầu tiên có công lớn nhất trong việc mở đường cho việc nghiên cứu về tính tình thái của ngôn ngữ một cách có hệ thống thì: khi chúng ta nói (viết) ra một câu thì câu đó bao giờ cũng chứa đựng hai thành phần:
1. Nội dung thông tin miêu tả sự tình của thế giới hiện thực (Phần này được Charles Bally gọi là Dictum - nội dung mệnh đề)
2. Thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá... của người nói đối với nội dung thông tin sự kiện đó, với hiện thực và đối với người đối thoại (Phần này được Charles Bally gọi là Modus - tình thái)
2
32
Hai thành phần này luôn luôn xuất hiện cùng nhau, gắn kết với nhau, không thể tách rời trong bất kỳ một phát ngôn nào. Bởi vì con người sử dụng ngôn ngữ như một công cụ để phục vụ cho lợi ích của mình nên hoạt động ngôn ngữ không thể tách ra khỏi những nhân tố chủ quan của người nói. Nội dung mệnh đề và nội dung tình thái đối lập nhau nhưng đối lập trong sự thống nhất biện chứng để tạo nên câu. Chúng đan bện vào nhau, tác động qua lại, chuyển hoá và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên cái cấu trúc ngữ nghĩa của câu, đem đến cho câu một hiệu quả giao tiếp trong sử dụng .
Quan sát các câu sau : 1. Nó đi du lịch Châu Âu. 2. Nó đi du lịch tận Châu Âu.
3. Hình nhƣ nó đi du lịch Châu Âu.
4. Nó đi du lịch Châu Âu cơ à?
5. Làm sao mà nó đi du lịch Châu Âu đƣợc.
Chúng ta thấy rằng phần thông tin miêu tả sự tình ở năm câu trên không khác nhau. Hay nói cách khác phần Dictum của chúng là giống nhau. Chúng đều đề cập đến một sự tình tiềm năng là "nó đi du lịch Châu Âu ". Tuy nhiên nhận thức và dụng ý của người nói đối với năm câu trên lại khác nhau hay nội dung tình thái (Modus) của chúng là không như nhau. Điều này dẫn đến hiệu quả giao tiếp mà chúng mang lại là không giống nhau... Vậy sự khác nhau này là do đâu? Sự khác nhau đó xuất phát từ thái độ, cách đánh giá ... khác nhau của người nói đối với khả năng chân thực của sự tình đó và cái ý định, cái tâm điểm của thông tin mà người nói muốn tác động đến người nghe trong một hoàn cảnh cụ thể. Nếu ở (1), người nói chỉ xác nhận, khẳng định một sự tình được coi là hiện thực, thì ở (2), người nói đã thể hiện sự đánh giá về khoảng cách được coi là xa theo ý kiến chủ quan của mình; còn ở (3), người nói thể hiện sự thông báo của mình giống như một đoán định dựa trên những hiểu biết của bản thân, tuy nhiên người nói không cam kết về độ chính xác tuyệt đối của thông tin. Ở (4), người nói lại bày tỏ sự ngạc nhiên của mình trước thông tin về việc nó đi du lịch Châu Âu và muốn có sự thẩm định thông tin ấy từ phía người nghe. Trong khi ở (5), người nói lại đưa ra sự đánh giá của mình về khả năng xảy ra của sự tình trong tình huống có những ý kiến trái ngược...
33
Những phân tích trên đây tuy chỉ là sơ lược nhưng cũng đủ cho thấy sự khác nhau của những câu trên chính là sự khác nhau về tình thái. Trong giao tiếp hàng ngày, nếu chúng ta nhìn nhận ngôn ngữ như một công cụ tương tác xã hội, tức chú ý đến khía cạnh nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) thì quả thật, trong nhiều trường hợp, nghĩa tình thái là cái nghĩa quan trọng nhất mà người nói muốn truyền tải đến người nghe. Nhấn mạnh đến khía cạnh này, Bally cho rằng tình thái chính là "linh hồn của phát ngôn".
Như vậy, khái niệm Modus hay tính tình thái của câu được xác lập trong sự đối lập với khái niệm Dictum: Dictum gắn với chức năng thông tin mệnh đề, chức năng miêu tả của ngôn ngữ; còn Modus gắn với bình diện tâm lý, thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với điều được nói ra, với hiện thực, với người đối thoại và đối với hoàn cảnh giao tiếp. Modus tham gia vào quá trình thực tại hoá, biến nội dung sự tình còn ở dạng tiềm năng thành phát ngôn hiện thực. Nó cho biết, chẳng hạn, sự tình nêu trong phát ngôn là khả năng hay hiện thực, khẳng định hay phủ định, mức độ cam kết của người nói đối với độ tin cậy của thông tin đến đâu, đánh giá, tình cảm, ý chí, mong muốn, ý đồ của người nói khi phát ngôn là thế nào v.v... Cặp đối lập Dictum và Modus mà Charles de Bally nêu ra về sau đã được các nhà ngôn ngữ học gọi bằng các thuật ngữ khác nhau, tuỳ theo hệ thống quan niệm của từng tác giả, như: mệnh đề - tình thái; ngôn liệu - tình thái; cơ sở mệnh đề - tình thái...
Dưới góc độ của lý thuyết hành vi ngôn ngữ thì những nghiên cứu về tình thái đã có những bước phát triển mới. Palmer cho rằng "sự phân biệt giữa nội dung mệnh đề và tính tình thái rất gần gũi với sự phân biệt giữa hành vi tạo lời và hành vi tại lời theo tinh thần của Austin. Trong hành vi tạo lời, chúng ta nói về một điều gì đó, còn trong hành vi tại lời chúng ta làm một cái gì đó nhƣ trả lời một câu hỏi,
thông báo một phán quyết, khuyến cáo hoặc hứa hẹn" [Palmer (1986)]. Hiện nay,
đa số nhà ngôn ngữ đều cho rằng khung lý thuyết hành vi ngôn ngữ là khung lý thuyết thích hợp nhất để nghiên cứu tình thái của câu.
34