Vợ tự nấu 44 14,7
Chồng 195 65,0
Người khác 61 20,3
Tổng 300 100
Có 65% nam giới trả lời rằng mình chính là người nấu cơm cho vợ khi vợ sinh con và “ở cữ”. Đối với việc giặt quần áo, một phát hiện khá thú vị (thông qua phỏng vấn sâu vì ở trong bảng hỏi chúng tôi không đề cập đến vấn đề này) rằng nam giới (người chồng) chính là người duy nhất chịu trách nhiệm giặt quần áo cho người vợ khi vợ đang trong thời gian ở cữ. Qua phỏng vấn sâu, hầu hết đều đồng ý rằng quần áo của người phụ nữ trong thời gian “ở cữ” bị coi là “bẩn” nên không ai có thể thay thế người chồng làm công việc này. Tuy nhiên, trong trường hợp chồng không nấu cơm, không giặt quần áo cho vợ thì chính người vợ phải tự làm. Nhiều phụ nữ sinh con được vài ngày đã phải tự mình làm các việc vặt trong nhà vì không có ai giúp.
Tóm lại, có một bộ phận nam giới đã thực hiện vai trò đưa vợ đi khám thai, đưa vợ đi tiêm phòng và đã có sự chia sẻ những công việc thường ngày như làm nương, lấy nước sinh hoạt về cho gia đình… Tuy nhiên, nhóm nam giới thực hiện
vai trò chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai còn khá ít, đa phần họ vẫn hành động theo những thói quen và tập quán cũ: không đi khám thai, tiêm phòng, không có chế độ bồi dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Nhiều nam giới cho rằng phụ nữ trong gia đình từ trước đến nay vẫn thế, khi có thai không phải đi khám thai, cũng không phải tiêm và vẫn làm việc, ăn uống như bình thường. Quan niệm cũ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản vẫn tồn tại trong cộng đồng dân tộc H’Mông và chi phối khá mạnh đến sự thực hiện vai trò chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai.
3.4. Ti u k t
Như vậy, thực trạng nói trên đã khẳng định giả thuyết thứ nhất và thứ hai mà đề tài đã nêu.
Thứ nhất, có khá nhiều nam giới biết đến vai trò của bản thân trong các vấn đề liên quan đến nội dung kế hoạch hoá gia đình như số con cho phép, độ tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên theo quy định của Nhà nước và các biện pháp tránh thai. Đối với nội dung chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai cũng có hơn nửa số nam giới cho rằng họ biết rõ về việc phụ nữ có thai thì phải được thăm khám thai ở cơ sở y tế, được nghỉ ngơi và bồi dưỡng đúng cách. Mặc dù đây chỉ là nhận định có tính chất chủ quan của nam giới, sự hiểu biết của họ mới chỉ là những nhận thức ban đầu, biết là bà mẹ mang thai thì phải đi khám thai, nhưng đi khám bao nhiêu lần và khám vào những thời điểm nào thì hầu hết đều không nắm được. Tuy nhiên, những hiểu biết ban đầu đó cũng có thể cho thấy nam giới đã có sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Thứ hai, sự thực hiện vai trò của nam giới được nhìn nhận chủ yếu qua hành động tham gia thực hiện KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một khoảng cách nhất định giữa những gì họ biết, họ nghĩ và hành động của họ. Nam giới là người quyết định số con trong gia đình, tại địa bàn nghiên cứu, không có gia đình nào dừng lại ở con số 2 con, những gia đình đang có 2 con rơi vào nhóm trẻ, họ vẫn sẽ sinh thêm vì trong cộng đồng dân tộc H’Mông, ít con là có 4, 5 người con. Hầu hết nam giới được hỏi đều kết hôn khi mới 17, 18 tuổi. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai để chia sẻ gánh nặng với người phụ nữ mới dừng ở con số trên 10%. Đưa vợ đi khám thai chủ yếu để biết giới tính
thai nhi chứ không phải họ quan tâm đến sức khoẻ bà mẹ và sự phát triển của bào thai. Phụ nữ H’Mông vẫn tham gia lao động bình thường cho đến lúc đẻ, thậm chí hiện nay vẫn còn những trường hợp đẻ rơi ngoài nương. Thực trạng trên cho thấy nam giới chưa thực hiện được vai trò của họ. Với địa vị là người đàn ông trong gia đình, xã hội mong đợi nam giới có những hành vi thiết thực để chia sẻ gánh nặng với người phụ nữ trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, mang thai và sinh con. Chia sẻ gánh nặng với người phụ nữ là một trong những biểu hiện của bình đẳng giới, giúp người phụ nữ nâng cao vị thế và quyền lực, là một trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ mà Đại hội đồng liên hợp quốc cùng các quốc gia thành viên đã cam kết thực hiện đến năm 2015. Trong nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho người phụ nữ, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thiết thực, đáng kể là sự ra đời của hai bộ luật: luật Bình đẳng giới (năm 2006) và luật Phòng chống bạo lực trong gia đình (năm 2007). Sự ra đời của hai bộ luật này đã góp phần rất lớn vào việc giảm phân biệt đối xử theo giới, phụ nữ được tôn trọng hơn, nhiều phụ nữ được bình đẳng thể hiện vai trò và khả năng của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, phụ nữ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại to lớn như đói nghèo, thiếu tiếng nói quyết định, phụ thuộc vào nam giới, thiếu thông tin và cơ hội tiếp cận với giáo dục ở bậc cao… Phụ nữ trong các cộng đồng dân tộc thiểu số thì còn chịu nhiều thiệt thòi hơn nữa. Bức tranh sự tham gia chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nam giới đã cho thấy từ lời nói, suy nghĩ đến hành động còn là một khoảng cách rất xa. Có lẽ cần có thêm nhiều thời gian và sự quyết tâm hơn nữa thì tình hình trên mới có thể được cải thiện.
Chương 4