Bà mẹ mang thai

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 93 - 95)

còn tồn tại một bộ phận không nhỏ nam giới chưa nhận thức được vai trò này.

3.3.1.2. Về hoạt động tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai

Đối với hoạt động tiêm phòng cho thai phụ thì hầu hết những người nam giới được hỏi còn có nhận thức khá mơ hồ, họ lo sợ việc tiêm phòng sẽ không tốt cho người mẹ và thai nhi, hơn nữa người dân nơi đây vẫn chưa có thói quen tiêm phòng bệnh nói chung và tiêm phòng khi có thai nói riêng. Trước đây, người H’Mông sống khép kín trong cộng đồng của họ, ít có sự giao lưu với các dân tộc khác, khi ốm, khi đau họ thường tự chữa bằng những cây thuốc nam tìm thấy trong rừng, hoặc bằng phương pháp tâm linh (cúng ma). Do ít được tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, ít tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ nên họ dường như có sự “cảnh giác” với những gì mới và lạ (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Nhận thức về vai trò của bản thân trong hoạt động tiêm phòng cho bà mẹ mang thai

Mức độ hiểu biết Tần số Tỷ lệ (%)

Biết rõ 24 8,0

Biết chưa rõ 100 33,3

Không biết 176 58,7

Tổng 300 100

Tuy nhiên, ngay cả với những người cho rằng mình “biết rõ về việc tiêm phòng cho người vợ mang thai” thì không có người chồng nào biết cụ thể về lịch tiêm phòng cho thai phụ, có chăng cũng chỉ một số biết rằng khi vợ họ có thai thì phải tiêm cái gì đó theo như lời của cán bộ y tế, còn cụ thể tiêm cái gì, tiêm bao nhiêu lần, vào những thời điểm nào thì không có ai nắm được.

“… ông y tế bản cũng bắt những người mang thai đi tiêm theo định kỳ. Vì đi tiêm con sẽ khỏe mạnh hơn tránh được các bệnh bẩm sinh. Trong 9 tháng mấy lần thì tôi cũng không rõ, lúc nào ông trưởng bản lên loa thông báo khắp bản thì mọi người đi tiêm…Nhưng có ít người đi lắm, họ sợ tiêm thuốc Tây vào sẽ không tốt ra”

(Nam, 24 tuổi, THCS, làm ruộng).

Nhiều nam giới khi trả lời phỏng vấn không hiểu thuật ngữ “tiêm phòng” là gì, chỉ đến khi có người biết nói tiếng H’Mông, dùng tiếng H’Mông để giải thích thì họ mới hiểu. Nhiều nam giới còn nghĩ rằng tiêm thuốc vào sẽ không tốt cho đứa trẻ ở trong bụng, vì họ không hiểu hết cơ chế và vai trò của việc tiêm phòng cho bà mẹ mang thai.

“Có cần phải tiêm phòng khi yếu và bị ốm đau, vì nếu không tiêm phòng thì sẽ không đảm bảo sức khỏe người mẹ, ốm thì tiêm khi nào khỏi thì không tiêm nữa”

(Nam, 26 tuổi, THCS, làm ruộng).

Nhìn chung, nhận thức của nam giới về vai trò của bản thân trong hoạt động tiêm phòng cho bà mẹ mang thai còn nhiều hạn chế. Đối với cộng đồng dân tộc H’Mông, tiêm phòng là một vấn đề khá mới mà người dân còn chưa thường xuyên tiếp cận. Chính vì chưa biết nhiều về tiêm phòng, chưa thường xuyên tiếp cận nên

những người nam giới dân tộc H’Mông chưa thể hiện rõ thái độ của họ với hoạt động này.

“Tôi cũng không biết là như thế nào, hồi vợ mang con có lần cũng nghe ông trưởng bản nói là phải đi tiêm phòng, cán bộ y tế đến bản để tiêm cho nhưng tôi cũng không biết nhiều nên không tiêm gì cả. Tôi thấy vợ đẻ con cũng không bị làm sao cả” (Nam, 42 tuổi, mù chữ, làm ruộng).

Tóm lại, nhận thức của nam giới H’Mông về vai trò của bản thân trong hoạt động tiêm phòng cho bà mẹ mang thai còn rất mơ hồ. Theo cách nghĩ của họ, chỉ khi ốm đau, bệnh tật mới cần phải mua thuốc uống, hay đi tiêm. Họ chưa hiểu về cơ chế tiêm phòng nên còn rất e ngại với hoạt động này.

3.3.1.3. Về chế độ làm việc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng đúng cách của bà mẹ mang thai

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w