Bảng 3.3. Người quyết định số con trong gia đình

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 86 - 88)

Chồng 204 67,9

Hai vợ chồng 70 23,4

Ông bà 26 8,7

Tổng 300 100

Phụ nữ là người trực tiếp sinh con và nuôi dạy con cái nhưng vai trò quyết định số con lại rất mờ nhạt. Sinh bao nhiêu con là do người đàn ông quyết định. Đặc biệt, trong những gia đình chưa có con trai thì người phụ nữ luôn chịu rất nhiều áp lực về việc sinh con, dù muốn hay không thì phải vẫn phải đẻ cho đến khi nào có được con trai.

“Việc này là do người chồng thôi, vợ không muốn đẻ nhưng chồng nó chưa cho thôi thì vợ vẫn phải đẻ. Những người nào đẻ được con trai trước rồi thì nó không nói nhiều, nếu chưa có con trai thì ngày nào nó cũng nói, kêu ca là vợ không biết đẻ. Nó bảo nhà chỉ có con gái, đi ra ngoài xấu hổ với người ta. Vợ khổ lắm, không dám nói gì phải chịu thôi. Mình đẻ 3 con đầu là gái, khổ lắm, con đầu thì nó còn chăm cho, được nghỉ đến 1 tháng, con thứ hai cũng là gái, chỉ được nghỉ mấy ngày, phải tự nấu cơm, giặt quần áo… Ngày nào nó cũng kêu ca đòi đẻ con trai, nếu không đẻ được con trai là nó đi lấy vợ khác về đẻ con trai cho nó đấy. Ở đây nhiều người như thế rồi, có người cũng có con trai nhưng chồng vẫn đi lấy thêm vợ hai, chỉ biết ngồi khóc thôi. Phụ nữ H’Mông không dám bỏ chồng đâu, lấy chồng là ma nhà chồng rồi, bỏ chồng thì không biết đi đâu, bỏ chồng thì phụ nữ phải đi ra khỏi nhà, chỉ được mang theo những đồ đạc mà mình mang từ nhà bố mẹ đến, con cái không được mang theo. Vì thế khổ mấy thì cũng phải chịu, không dám nói gì”(Nữ, 31 tuổi, mù chữ, làm ruộng).

Trong cộng đồng người H’Mông hiện nay, chế độ gia trưởng phụ hệ chưa có gì thay đổi, nam giới vẫn đứng ở vị trí cao hơn phụ nữ rất nhiều. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai, nếu không thì phải nhận cháu trai hay xin con trai về nuôi, thậm chí người chồng lấy thêm vợ nữa. Tình trạng bất bình đẳng giới còn biểu hiện rõ nét, đàn ông đại diện gia đình tham gia các sinh hoạt cộng đồng, quyết định mọi vấn đề lớn nhỏ, phụ nữ thì ngược lại, gắn chặt với công việc nội trợ và không có quyền quyết định bất cứ việc gì, mọi việc đều phụ thuộc vào người chồng.

Truyền thống đó khiến những người phụ nữ không dám nói ra những mong muốn, nguyện vọng của bản thân. Chồng nói sao, vợ nghe vậy, dù không muốn vẫn phải chấp nhận làm theo: “Mình thì chỉ muốn có 2 con thôi, trưởng bản, cán bộ và mọi người đều bảo Nhà nước quy định thế, nhưng chồng thì muốn có 4 con đấy, phải có được hai con trai, hai con gái, có hai con trai thì mới thôi. Chồng nói thì phải nghe chứ, nếu cãi lại chồng thì sẽ bị mang tiếng xấu, chồng, bố mẹ chồng và những người xung quanh sẽ bảo mình không tốt, mọi người sẽ bảo nhau đừng ai lấy vợ như thế… Chồng bảo lấy vợ về để vợ làm việc cho, đẻ con cho mà” (Nữ, 25 tuổi, tiểu học, làm ruộng).

Như vậy, nam giới có vai trò quyết định số con trong gia đình, do đó việc nêu cao vai trò của nam giới trong lĩnh vực chăm sóc SKSS là hết sức cần thiết.

3.2.2.3. Sử dụng biện pháp tránh thai

Nam giới là một trong hai chủ thể chính của quá trình sinh sản, có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ trách nhiệm thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Việc nam giới sử dụng biện pháp tránh thai là chỉ báo quan trọng nhất cho thấy sự chia sẻ trách nhiệm thực hiện KHHGĐ với người phụ nữ. Trong cộng đồng người H’Mông tại địa bàn nghiên cứu, nhiều nam giới đã biết đến những biện pháp tránh thai phổ biến như đặt vòng tránh thai đối với nữ, bao cao su đối với nam. Nhiều nam giới cũng đồng tình rằng nam giới cần phải hiểu biết về các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy từ trước cho đến nay có hơn 80% nam giới chưa từng sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Số nam giới trước đây đã từng dùng bao cao su chỉ có 10,8%, đến nay con số này có sự tăng nhẹ, 15,4%. Trong tổng số 300 người được hỏi, chỉ có 1 người chiếm 0,3% đã thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh, số còn lại thực hiện tránh thai theo cách của họ (có thể là uống thuốc lá hoặc xuất tinh ngoài âm đạo).

Bảng 3.4. Sự thực hiện vai trò chia sẻ sử dụng biện pháp tránh thaiBiện pháp tránh thai Tỷ lệ sử dụng

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 86 - 88)