Bảng 4.2. Độ tuổi và vai trò quyết định sinh con

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 115 - 117)

sinh con Độ tuổi 15 - 25 26 - 35 36 - 45 > 46 Chồng Tần số 45 78 47 33 Tỷ lệ % 73,8 67,8 59,5 75,0 Hai vợ chồng Tần số 15 27 19 9 Tỷ lệ % 24,6 23,5 24,1 20,5 Ông, bà Tần số 1 10 13 2 Tỷ lệ % 1,6 8,7 16,5 4,5 Tổng Tần số 61 115 79 44 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0

Như vậy, từ truyền thống cho đến hiện nay, vai trò của người đàn ông trong gia đình chưa có nhiều thay đổi. Từ người trẻ cho đến người già đều khẳng định nam giới là người có vai trò quyết định số con trong gia đình. Thế giới xung quanh đang biến đổi, chuyển mình mạnh mẽ, nhưng dường như sự biến đổi đó chưa “chạm” tới cộng đồng này, một cộng đồng vẫn được cho là khép kín, ít cởi mở. Xét từ cả hai góc độ, một mặt những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc vẫn được bảo lưu, được người dân lưu truyền và gìn giữ, mặt khác vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Dẫu sao cũng cần có thêm nhiều tác động để loại bỏ dần những nếp nghĩ, thói quen lạc hậu giúp cộng đồng này hoà mình vào xu thế phát triển chung của toàn xã hội.

Có nhiều nghiên cứu đã cho kết quả tương tự về tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai rất thấp ở nhóm nam giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, nhất là dân tộc H’Mông. Vậy có sự khác biệt nào giữa các nhóm tuổi trong việc thực hiện vai trò chia sẻ trách nhiệm KHHGĐ?

Bảng 4.3. Độ tuổi và vai trò chia sẻ sử dụng biện pháp tránh thai của nam giới

Tỷ lệ % 0,0 5,2 2,5 0,0 2,6

Chưa dùng cách nào Tần số 52 87 62 42 243

Tỷ lệ % 86,7 75,7 78,5 95,5 81,0

Tổng Tần số 60 115 79 44 298

Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Bảng 4.3 cho thấy ở độ tuổi nào thì nam giới cũng ít quan tâm chia sẻ với người phụ nữ gánh nặng KHHGĐ. Đa số nam giới trên 46 tuổi (95,5%) chưa bao giờ sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Điều này dễ thấy bởi trước đây sinh đẻ là câu chuyện của tự nhiên nên người ta ít quan tâm đến việc làm thế nào để giãn khoảng cách sinh, để sinh ít con. Hơn nữa với truyền thống gia trưởng, những người nam giới ở thế hệ trước hoàn toàn khẳng định sinh đẻ là việc của phụ nữ. Nhóm tuổi từ 15 đến 25 cũng có đại đa số (86,5%) chưa từng dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Đây là nhóm trẻ, mới lập gia đình, có khoảng 1 đến 2 con nên họ vẫn còn muốn sinh thêm, do đó việc dùng biện pháp tránh thai ít nằm trong mối quan tâm của nhóm này.

Hiện nay nước ta đang thực hiện chương trình bình đẳng giới trong đó có bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Thể hiện ở việc nam giới và phụ nữ cùng được cung cấp kiến thức thông tin và dịch vụ trong lĩnh vực Dân số, Kế hoạch hóa gia đình để nâng cao nhận thức và chủ động tham gia. Kết quả khảo sát mang đến một tín hiệu rất tích cực trong vấn đề này. 72,7% mẫu khảo sát nhận thức được vai trò của nam giới thông qua việc cần có kiến thức về phòng tránh thai, 11,3 % cho rằng nam giới không cần biết kiến thức về phòng tránh thai và 16% cho rằng mình không biết. Tuy nhiên nhận thức về vai trò của bản thân lại tỷ lệ nghịch với độ tuổi. Cụ thể 80,3% những người thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 25 cho rằng nam giới cần thiết phải có kiến thức về phòng tránh thai. Trong khi đó con số này ở nhóm tuổi từ 26 đến 35 là 75,0%, nhóm tuổi từ 36 đến 45 là 75,9%, ở nhóm trên 46 tuổi chỉ còn 50,0%. Đáng lưu ý là trong số mẫu khảo sát ta nhận thấy cũng còn một số không biết về vấn đề trên. 13,1% nhóm người từ 15 đến 25; 12,1% nhóm người từ 26 đến 45 và 38,6% nhóm người trên 46.

Bảng 4.4. Độ tuổi và nhận thức của nam giới về vai trò của bản thân trong việc cần có kiến thức phòng tránh thai

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 115 - 117)