Bảng 3.2. Tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên H’Mông

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 80 - 86)

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

Trước tuổi quy định 190 63,3 159 53,2

Đúng tuổi quy định 110 36,7 140 46,8

Tổng 300 100,0 299 100,0

“Theo chính sách của Nhà nước nam được phép kết hôn ở độ tuổi từ 20 trở lên, nữ được phép kết hôn ở độ tuổi từ 18 trở lên. Vì ở độ tuổi này cả nam nữ đều đủ tuổi công dân. Khi đi họp bản Trưởng bản cũng hay nói với chúng tôi như thế, Trưởng bản bảo lấy vợ, lấy chồng sớm quá là không tốt, con cái đẻ ra sẽ không được khoẻ mạnh, thông minh. Chúng tôi cũng biết thế nhưng bảo lấy muộn hơn cũng không được, nhà nghèo không cho đi học được nữa thì phải lấy vợ, gả chồng cho con thôi, để chúng nó có đôi cùng nhau làm ăn” (Nam, 52 tuổi, mù chữ, làm ruộng).

Tại địa bàn nghiên cứu, hơn một nửa nam (63,3%) nữ (53,2%) thanh niên kết hôn trước tuổi quy định. Thực tế khó tránh, khi không đủ điều kiện để tiếp tục theo học, nam nữ thanh niên H’Mông đến 13, 14 tuổi là tuổi cập kê, tìm hiểu bạn đời, do đó đến 15, 16 tuổi kết hôn là điều dễ hiểu. Tảo hôn vẫn tồn tại, theo chúng tôi đây là một chỉ báo cho thấy Luật hôn nhân và gia đình chưa thực sự đi vào đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc H’Mông nói riêng.

Khi tìm hiểu nhận thức của nam giới về vai trò của bản thân đối với độ tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên hiện nay, có một điều mà tác giả thấy cần nên có thêm những nghiên cứu sâu hơn nữa về sự khác biệt trong nhận thức của nhóm đối tượng được phỏng vấn về độ tuổi kết hôn của nam và độ tuổi kết hôn của nữ. Nếu như nói đến tuổi kết hôn của nam, phần lớn câu trả lời chưa chính xác theo quy định của luật hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay. Ngược lại, phần lớn số người được hỏi lại có nhận thức khá đúng đắn về độ tuổi kết hôn của nữ. Có đến 69,7% số người được hỏi cho rằng với nữ thanh niên thì lập gia đình khi đủ 18 tuổi là tốt nhất.

Cũng tương tự với nhận thức về độ tuổi sinh đứa con đầu tiên, có 220 trường hợp, chiếm 73,3% số nam giới được hỏi cho rằng phụ nữ nên đẻ đứa con đầu tiên khi đủ 18 tuổi trở lên. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Câu trả lời có lẽ là do xã hội thường quan niệm rằng sinh đẻ là chuyện của phụ nữ, nên chỉ cần quan tâm đến độ tuổi của nữ giới mà thôi, còn nam giới thì thế nào cũng được.

Như vậy, đã có một bộ phận nam giới người H’Mông tiếp cận được với thông tin về tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, họ chưa thấy được sự phân biệt về tuổi kết hôn của nam với nữ, đa số đều chỉ biết rằng cứ đến 18 tuổi là có thể kết hôn. Cũng vì biết đến quy định của Nhà nước về tuổi kết hôn nên khi được hỏi về tuổi kết hôn của chính bản thân họ thì nhiều nam giới ngập ngừng, rất nhiều người đã kết hôn trước tuổi quy định.

3.2.1.3. Về các biện pháp tránh thai

Tiếp cận các biện pháp tránh thai để thực hiện kế hoạch hoá gia đình là quyền cơ bản của con người mang lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhờ có kế hoạch hoá mà các gia đình có khả năng lựa chọn số con theo mong muốn, cũng như chủ động về khoảng cách giữa những lần sinh con, chính vì thế phụ nữ và con cái của họ có sức khoẻ tốt hơn, sống lâu dài và khoẻ mạnh hơn. Kế hoạch hoá gia đình góp phần đảm bảo cho sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em. Hiểu biết về các biện pháp kế hoạch hoá gia đình của phụ nữ và nam giới là một trong những điều kiện tiên quyết để giảm mức sinh. Để có thể chủ động về số con và khoảng cách giữa các lần sinh thì việc nhận thức được các biện pháp tránh thai, đặc biệt là các biện pháp tránh thai hiện đại là vô cùng cần thiết.

Với những người dân ở vùng cao, đặc biệt là dân tộc H’Mông, họ sinh sống trong điều kiện địa hình, đi lại còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, với cán bộ dân số và cán bộ y tế còn nhiều hạn chế. Vậy nhận thức của nam giới dân tộc H’Mông về vai trò của bản thân đối với việc chia sẻ, sử dụng các biện pháp tránh thai như thế nào. Qua nghiên cứu trường hợp xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, với câu hỏi “Làm thế nào để không bị có thai ngoài ý muốn?” kết quả cho thấy: có 41,7% nam giới biết rằng cần phải làm

theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế; 24,1% cho rằng vợ chồng phải kiêng quan hệ tình dục; 18,0% trả lời rằng nên uống thuốc lá dân tộc; còn lại 16,3% không biết phải làm gì để tránh bị có thai ngoài ý muốn. Với một số cách tránh thai thông thường như: đặt vòng tránh thai; thuốc viên tránh thai; thắt ống dẫn trứng; tính vòng kinh; bao cao su; thắt ống dẫn tinh thì nam giới có nhận thức khá tốt. Phương pháp tránh thai áp dụng cho phụ nữ được nam giới biết đến nhiều nhất là vòng tránh thai; phương pháp áp dụng cho nam giới là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường hợp thiếu hiểu biết về các biện pháp tránh thai, nhầm lẫn cách tránh thai của nữ với nam.

Người dân tộc H’Mông còn có kinh nghiệm tránh thai bằng cách uống thuốc lá cây rừng. Trước đây trong mỗi bản thường có một người già có hiểu biết về các loại cây thuốc trong rừng. Ngoài những loại thuốc lá giúp chữa bệnh còn có các loại để tránh thai, làm cho sảy thai, hay giúp cho người phụ nữ sinh đẻ dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay do rừng đã bị khai thác nhiều, những loại cây thuốc quý cũng mất dần, kinh nghiệm về cây thuốc chữa bệnh dân gian cũng mai một, hơn nữa cũng đã có những biện pháp tránh thai hiện đại giúp mỗi gia đình hạn chế số con nên tỷ lệ người dùng thuốc lá dân tộc để tránh thai đã giảm. Như vậy, ngoài một số nam giới được biết đến sự hướng dẫn của cán bộ dân số thì phần lớn còn lại chủ yếu dựa vào biện pháp truyền thống là uống thuốc lá hay kiêng quan hệ tình dục để tránh bị có thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ (16,3%) nam giới không biết bất kỳ cách nào. Điều này minh chứng thêm rằng nhiều nam giới người H’Mông vẫn có tâm lý cho rằng sinh đẻ là việc của đàn bà, nên nam giới không cần biết đến việc làm thế nào để không bị có thai ngoài ý muốn. Kết quả này cũng khá phù hợp khi hỏi đến các biện pháp tránh thai cụ thể. Khi hỏi đặt vòng là biện pháp tránh thai của nam hay nữ thì có 234 trong tổng số 300 nam giới được hỏi (chiếm 78,0%) biết rằng đây là biện pháp tránh thai của nữ giới. Tuy nhiên, vẫn có 7 người cho rằng đây là biện pháp tránh thai của nam và 58 người (chiếm 19,3%) không có câu trả lời. Tại địa bàn nghiên cứu, cũng có khá nhiều nam giới biết đến bao cao su là biện pháp tránh thai dành cho nam giới (239 người chiếm 79,7% có câu trả lời đúng). Như vậy, khá nhiều nam giới tại địa bàn nghiên cứu đã biết đến 2 biện pháp

tránh thai phổ biến là đặt vòng tránh thai đối với nữ và dùng bao cao su cho nam. Một số biện pháp khác cũng được đề cập đến nhưng có rất ít câu trả lời đúng (như thuốc viên tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, viên tránh thai khẩn cấp, thuốc diệt tinh trùng, tính vòng kinh…). Theo cán bộ dân số ở xã, hai biện pháp phổ biến nhất được tuyên truyền rộng rãi cho bà con chính là đặt vòng đối với nữ và bao cao su đối với nam, đây cũng là biện pháp được người dân tộc H’Mông trên địa bàn dễ chấp nhận nhất. Các biện pháp như thắt ống dẫn tinh, hay ống dẫn trứng đều bị họ cho là sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân. Các biện pháp dùng thuốc cũng ít được chấp nhận và hiệu quả không cao vì phải uống hàng ngày vào một giờ nhất định, điều này khiến cho người phụ nữ H’Mông khó ghi nhớ, và khi quên không uống thuốc thì họ không biết phải xử lý thế nào. Những biện pháp ít được nam giới tại địa bàn nghiên cứu biết đến là thuốc tiêm tránh thai; viên tránh thai khẩn cấp; thuốc diệt tinh trùng. Có lẽ đây cũng là những biện pháp còn chưa được phổ biến rộng rãi ngay cả trong cộng đồng dân cư ở những vùng đồng bằng, đô thị. Những hiểu biết của nam giới về các biện pháp tránh thai nói trên mới chỉ dừng lại ở mức hiểu biết ban đầu của đối tượng, tuy nhiên những hiểu biết này lại là cơ sở khởi đầu cho việc quyết định sử dụng biện pháp tránh thai hay không.

Có một điều khiến tác giả nghiên cứu khá bất ngờ đó hầu hết nam giới người H’Mông đều cho rằng sinh đẻ là việc của phụ nữ, tuy nhiên họ lại khá cởi mở và có thể sẵn sàng đón nhận những thông tin về các biện pháp tránh thai nói riêng và kế hoạch hoá gia đình nói chung. Có đến 72,7% nam giới đồng ý rằng nam giới có kiến thức về các biện pháp tránh thai là cần thiết, chỉ có 11,3% cho rằng không cần thiết và 16,0% không có ý kiến gì. Nam giới là một trong hai chủ thể của hành vi sinh sản, là người quyết định số con trong gia đình. Việc nam giới có kiến thức về các biện pháp tránh thai cho chính bản thân mình và các biện pháp tránh thai của phụ nữ là vô cùng cần thiết và là điều kiện tiên quyết đạt mục tiêu về giảm mức sinh. Qua đây có thể thấy nam giới cũng đã nhận thức được vai trò của bản thân trong việc chia sẻ sử dụng BPTT.

Như vậy, tỷ lệ nam giới có hiểu biết ban đầu về ít nhất một biện pháp tránh thai cũng khá cao. Có nhiều nam giới biết đến bao cao su là biện pháp tránh thai

dành cho nam giới. Nhiều nam giới đồng tình với quan niệm nam giới cần thiết phải có kiến thức về các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra cho thấy, hiểu biết của nam giới về các BPTT còn chưa đầy đủ, đặc biệt nhiều nam giới còn có thành kiến với các BPTT. Có những ý kiến cho rằng, việc dùng BPTT theo sự hướng dẫn của cán bộ dân số và cán bộ y tế không có hiệu quả, thậm chí còn làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của họ. Nhiều phụ nữ đi đặt vòng rồi mà vẫn có thai, việc đặt vòng làm cho phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh sản, đau bụng, đau lưng, rong huyết, không làm được việc nặng. Đối với thuốc tránh thai thì họ không hiểu rõ về cách sử dụng và những tác dụng phụ có thể mắc phải, thành ra có dùng nhưng hiệu quả tránh thai không cao, lại gây nên tình trạng đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, mất sữa cho con bú… Chính vì thế, nam giới và phụ nữ dân tộc H’Mông còn ngại ngần khi tiếp cận với các BPTT.

3.2.2. Nam gi i th c hi n vai trò k ho c h hoá gia ì n h

3.2.2.1. Nghe tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Để có thể chia sẻ gánh nặng thực hiện kế hoạch hoá gia đình với phụ nữ, nam giới cần có thông tin, hiểu biết về vấn đề này. Những nguồn thông tin mà nam giới có thể tiếp cận được là qua sách, báo, đài, tivi, nhưng quan trọng nhất vẫn là các buổi tuyên truyền, giáo dục về kế hoạch hoá gia đình mà hội phụ nữ xã thường kết hợp với cán bộ dân số và cán bộ y tế thực hiện ở các cụm bản trọng điểm mỗi năm 2 lần. Hiện nay, tại địa bàn nghiên cứu, do người dân có thể tự sản xuất điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình nhờ vào nguồn nước nên đã có khoảng 90% gia đình có tivi. Tuy nhiên, theo những người phụ nữ cho biết, nam giới chỉ thích xem phim, xem ca nhạc và các chương trình giải trí, còn các chương trình thời sự, thông tin thì họ rất ít quan tâm. Chính vì thế, những thông tin về DS/KHHGĐ và chăm sóc SKSS mà người dân có được chủ yếu là qua công tác thông tin, giáo dục tuyên truyền trực tiếp ở địa phương. Tuy nhiên, một vấn đề bất cập là những buổi tuyên truyền này chỉ tập trung vào đối tượng đích là phụ nữ, nam giới không được mời đến. Chính vì thế, khi hỏi nam giới về việc đã từng đi nghe các buổi tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản chưa thì chỉ có gần một nửa trả lời

đã từng nghe (44,3%). Trong số đó có một bộ phận cho biết mục đích chính của họ là đưa vợ đi nghe theo yêu cầu của cán bộ, trong lúc ngồi chờ để đưa vợ về thì có “vô tình” được nghe và biết đến những thông tin về vấn đề này.

“…Cán bộ mời phụ nữ đến nghe, vợ mình không đi được xe máy nên mình đèo đi, ngồi chờ cũng nghe được nhiều cái, biết thêm nhiều điều, mình thấy bây giờ đất ít, rừng thì không còn nhiều nữa, nếu đẻ nhiều con thì không có đất cho con ở, không có gạo cho con ăn…” (Nam, 26 tuổi, làm ruộng).

Số còn lại cho biết họ được nghe tuyên truyền về dân số, kế hoạch hoá gia đình trong các buổi họp bản, được trưởng bản tuyên truyền, vận động theo tinh thần, chủ trương mà các cán bộ xã đã triển khai, trưởng bản thường đưa nội dung này vào cuối buổi họp để tuyên truyền cho người dân biết nên sinh ít con thì mới có điều kiện cho con ăn học, phải đến cơ sở y tế để thăm khám thai, đi đẻ ở cơ sở y tế…

Nam giới, một trong hai chủ thể của hành vi sinh đẻ, là người quyết định mọi vấn đề, nhưng lại chỉ là những người được “nghe hơi nồi chõ” trong các buổi tuyên truyền, giáo dục về DS/KHHGĐ và chăm sóc SKSS. Tình trạng này là phổ biến, không chỉ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số mà ngay trong các vùng đô thị, đồng bằng. Phụ nữ vẫn được cho là nhóm cần quan tâm đến vấn đề chăm sóc SKSS hơn so với nam giới, nam giới vẫn nghiễm nhiên đứng ngoài cuộc. Thực trạng này đòi hỏi cần có những kiến nghị mạnh mẽ hơn nữa để các nhà hoạch định chính sách, các nhà truyền thông… có sự đánh giá chính xác về vai trò và trách nhiệm của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ.

Qua thảo luận nhóm, những người phụ nữ cũng mạnh dạn chia sẻ, họ muốn nam giới là người nắm bắt một cách chính xác những thông tin về KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ để rồi trao đổi, tư vấn cho những người phụ nữ trong gia đình. Thông thường phụ nữ biết được thông tin gì thì cũng chỉ để đấy, có muốn nói chuyện với chồng về những gì mình biết, mình muốn thì đều không dám.

“Nếu chồng mà đi nghe tuyên truyền, biết là đẻ ít con thì đỡ khổ hơn… thì chắc sẽ không để mình đẻ nhiều con thế” (Nữ, 45 tuổi, mù chữ, làm ruộng).

đặc biệt, phụ nữ là người sinh con nhưng nam giới mới là người quyết định sinh bao nhiêu con. Chính vì thế, nam giới là nhóm cần được đi nghe tuyên truyền, giáo dục về việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Những thông tin chính xác về tuổi kết hôn, số con trong gia đình và các biện pháp hiện đại để phòng tránh thai… sẽ giúp nam giới người H’Mông nâng cao nhận thức, dần dần đến một lúc nào đó, những thông

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 80 - 86)