2.1. Các khái ni m công c
2.1.1. Vai trò xã h i
Người đầu tiên đề cập đến khái niệm vai trò là Ralph Linton (1893 - 1953), trong tác phẩm Study of Man (1936). Sau này, trong bản thảo được biên soạn lại (1945), khái niệm này được thể hiện như sau: “Từ nay trở đi chúng ta sẽ gọi vị trí do một cá nhân chiếm lĩnh vào một thời điểm cụ thể trong một hệ thống cụ thể là địa vị của cá nhân đó… Vế thứ hai, vai trò được coi là tổng thể của những khuôn mẫu văn hoá gắn liền với một địa vị cụ thể. Như vậy, khái niệm này sẽ bao gồm những quan điểm, ước lệ về giá trị và phương thức hành động được xã hội quy định cho chủ nhân của địa vị này” [R.Linton, 1973, tr. 31 dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr. 173].
Theo John J.Macionis, vai trò là các khuôn mẫu hành vi tương ứng với địa vị cụ thể [John J. Macionis, 2004, tr. 192]. Mỗi địa vị bao gồm các quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau, những ai nắm địa vị thường được nghĩ là phải có vai trò hành xử theo những cách phù hợp với địa vị đó.
Thuật ngữ “vai trò xã hội” xuất phát từ kịch học. Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội vì luôn biến đổi trong các xã hội khác nhau thậm chí qua các nhóm xã hội khác nhau. Để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của từng vị thế xã hội, mỗi cá nhân cần phải thực hiện những hành động nhất định. Tức là, tương ứng với từng địa vị sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi được xã hội mong đợi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội đó. Vậy, vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định, để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó [Nguyễn Quý Thanh, 2008, tr. 273].
Như vậy, vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Các chuẩn mực này thường không giống nhau trong các loại xã hội. Vì vậy, ở các xã hội khác nhau
cùng một vị thế xã hội nhưng mô hình hành vi được xã hội mong đợi rất khác nhau, tức là các vai trò xã hội cũng khác nhau.
Để cá nhân có thể thực hiện tốt các vai trò, một mặt, các đòi hỏi, chuẩn mực do xã hội đặt ra phải rõ ràng. Mặt khác, cá nhân phải học hỏi về các vai trò trong quá trình xã hội hoá, tức là học hỏi về những yêu cầu, đòi hỏi mà họ cần phải thực hiện khi tiếp nhận một vị thế xã hội nhất định. Tuy nhiên, không phải bao giờ những điều mà cá nhân hiểu về vai trò và sự mong đợi của xã hội đối với các vai trò đó cũng phù hợp với nhau. Hơn nữa, cá nhân nhiều khi không thực hành tất cả những hiểu biết của họ về các đòi hỏi với những vai trò trên thực tế. Chính vì thế, chúng ta thường thấy độ chênh nhất định giữa kiến thức về vai trò, việc thực hiện vai trò và vai trò được xã hội kỳ vọng (mong đợi). Sự chênh lệch càng nhiều chứng tỏ cá nhân càng không đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Cá nhân nào không thực hiện đầy đủ những đòi hỏi của vai trò, tức là chưa thực hiện đúng vai trò xã hội của mình thì thường bị lên án vì không làm tròn bổn phận [Nguyễn Quý Thanh, 2008, tr. 274].
Trong thực tế, cá nhân có thể rơi vào tình huống xung đột vai trò, xảy ra khi các kỳ vọng trái ngược nhau xuất hiện, từ hai hay nhiều địa vị mà một người đồng thời đang nắm giữ. Trong trường hợp này, việc thực hiện các vai trò của địa vị thứ nhất có thể vi phạm các vai trò của địa vị thứ hai. Ví dụ: Một người đàn ông có thể có vị trí là một người chồng trong mối quan hệ với vợ của anh ta, đồng thời còn có vị trí là một người trưởng tộc trong dòng họ. Mặc dù anh ta nhận thức được rằng sinh đẻ nhiều thì sẽ khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khoẻ của vợ, nhưng với vị trí là người trưởng họ, anh ta phải có vai trò duy trì truyền thống của dòng họ, đáp ứng được yêu cầu, mong đợi của cả dòng họ.
Trong nghiên cứu này, vai trò của nam giới dân tộc H’Mông trong chăm sóc SKSS được nghiên cứu thông qua kiến thức về vai trò và sự thực hiện vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo những gì mà cộng đồng dân tộc H’Mông mong đợi. Vai trò chính là mong đợi của cộng đồng đối với một vị thế nào đó. Mặt khác, trong cuộc sống con người ở vị thế nào đó luôn luôn hướng hoặc điều chỉnh hành vi của mình theo những điều mà cộng đồng mong đợi. Vì vậy, qua hành vi của nhóm, của
cộng đồng, của xã hội ta thấy được nhóm, cộng đồng, xã hội mong đợi những gì (vai trò) ở vị thế đó. Vì vậy, trong lĩnh vực chăm sóc SKSS vai trò của nam giới H’Mông chính là mong đợi của cộng đồng này với kiến thức và hành vi, hay sự thực hiện vai trò của họ và nó được thể hiện qua hành vi, sự tham gia, sự thực hiện công việc của họ đối với lĩnh vực chăm sóc SKSS.
2.1.2. S c kho sinh s n và ch m sóc s c kho sinh s n
♦ Khái niệm “Sức khoẻ sinh sản” đã được chấp nhận và được chính thức hoá trên phạm vi toàn thế giới từ “Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển” (ICPD - Internetional Conference on Population and Development) lần thứ tư, họp tại Cairô, Ai Cập, tháng 9/1994.
Chương trình hành động của Hội nghị Cairô đã nêu: “Sức khoẻ sinh sản là một trạng thái khoẻ mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó” [Hoàng Bá Thịnh, 1999, tr.12].
Trong kế hoạch hành động sau Hội nghị Cairo của quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), SKSS được xác định bao gồm một số nội dung có liên quan mật thiết với nhau như kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ phụ nữ và làm mẹ an toàn, vô sinh, bệnh nhiễm khuẩn và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, mỗi khu vực, mỗi quốc gia lại có những vấn đề ưu tiên riêng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Do đó, các tổ chức tham gia vào việc thực hiện chương trình SKSS đã cụ thể hoá thành 10 nội dung như sau:
1. Làm mẹ an toàn: bao gồm việc chăm sóc khi mang thai, khi đẻ và sau khi đẻ mẹ và con an toàn.
2. Kế hoạch hoá gia đình: làm cho mức sinh tự nhiên phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế, bảo đảm thực hiện quyền sinh sản.
3. Nạo hút thai (giảm nạo hút thai ngoài ý muốn).
4. Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản: viêm hố chậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
5. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, viêm gan B, HIV/AIDS.
6. Giáo dục tình dục.
7. Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh dục. 8. Vô sinh (giúp đỡ các cặp vô sinh, cá nhân vô sinh). 9. Sức khoẻ vị thành niên.
10. Giáo dục, truyền thông vì SKSS - KHHGĐ.
♦Cùng với việc thống nhất định nghĩa về SKSS, chương trình hành động của hội nghị Cairo 1994 còn đưa ra khái niệm chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Chăm sóc SKSS là “Một tập hợp các biện pháp, kỹ thuật và dịch vụ đóng góp cho SKSS và sự khoẻ mạnh bằng cách ngăn ngừa và xử lý các vấn đề về sức khoẻ sinh sản. Nó cũng bao gồm sức khoẻ tình dục với mục đích tăng cường các quan hệ đời sống và cá nhân chứ không chỉ là hoạt động tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục” [Hoàng Bá Thịnh, 1999, tr. 13].
Theo chương trình hành động Cairo 1994 nêu trên, năm 2009, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản”, trong đó đề cập đến 7 nội dung chăm sóc SKSS đang cần được quan tâm: Chăm sóc sơ sinh; Làm mẹ an toàn; KHHGĐ; Nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục; SKSS vị thành niên; Phá thai an toàn và Nam học.
Như đã trình bày ở phần phạm vi nội dung, đề tài tập trung vào 2 nội dung: kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc bà mẹ mang thai. Hai nội dung này được thao tác hoá thành những biến số cụ thể để đo lường: số con trong gia đình; độ tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên; nghe tuyên truyền, giáo dục về sức khoẻ sinh sản; quyết định số con trong gia đình; sử dụng biện pháp tránh thai; hoạt động thăm khám thai; hoạt động tiêm phòng uốn ván; hoạt động đảm bảo chế độ làm việc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng đúng cách của bà mẹ mang thai.
2.2. Ti p c n các lý thuy t xã h i h c 2.2.1. Thuy t c c u - ch c n n g
Quan điểm cơ cấu - chức năng luận hay còn gọi là thuyết cơ cấu - chức năng là một trong những quan điểm lý thuyết chính trong xã hội học. Lý thuyết này bắt đầu được hình thành từ cuối thế kỉ XIX, được vận dụng và phát triển mạnh trong suốt thế kỉ XX đồng thời tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ xã hội học hiện đại. Lịch sử thuyết cơ cấu - chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà Xã hội học Auguste Comte (1798 - 1857), Herbert Spencer (1820 - 1903), Emile Durkheim (1858 - 1017), Vilfredo Pareto (1848 - 1932), Athur Radclife-Brown (1881 - 1955), Bronislaw Malinowski (1884 - 1942), Talcott Parsons (1902 - 1979), Robert Merton (sinh 1910), Peter Blau (1918 - 2002) và nhiều người khác. Luận điểm gốc của thuyết này nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững [Lê Ngọc Hùng, 2002, tr. 195].
Talcott Parsons (1902 - 1979) là đại biểu lớn nhất của học thuyết cơ cấu - chức năng, đồng thời ông cũng là người trình bày rõ ràng nhất về quan điểm cơ cấu chức năng trong vấn đề giới. Theo Parsons, để duy trì xã hội thì vị thế và vai trò của các cá nhân, các nhóm xã hội rất cần được chú ý. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự ổn định xã hội thì rất cần duy trì các vai trò và vị thế này. Ông là người mở đầu cuộc tranh luận về sự phân công lao động theo giới trong thuật ngữ về các vai trò. Ông đã chứng minh rằng, phụ nữ có thiên chức bẩm sinh sinh học là sinh đẻ từ đó sẽ hình thành bản năng đặc biệt đối với việc nuôi dưỡng. Chính vì vậy, phụ nữ được cho là phù hợp một cách lý tưởng với vai trò “tình cảm” trong gia đình. Vai trò này là tập hợp những hành vi liên quan đến sự chăm sóc, những nhu cầu về thể chất và tình cảm của mọi thành viên gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ còn phụ thuộc [Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr. 83].
Theo sự giải thích của Parsons thì yếu tố giới đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì xã hội, ít nhất là trong xã hội truyền thống. Ông khẳng định, giới
là hệ thống quan trọng của quan điểm văn hoá liên kết nam giới và nữ giới trong các đơn vị gia đình, và đến lượt mình, gia đình trở thành trung tâm hoạt động xã hội. Phụ nữ duy trì hoạt động bên trong gia đình, quán xuyến công việc nội trợ và nhận trách nhiệm nuôi con. Nam giới thực hiện chức năng liên kết gia đình với xã hội rộng lớn hơn, chủ yếu thông qua sự tham gia của họ trong lực lượng lao động. Với quan niệm này, người phụ nữ (trong vai trò người vợ) và nam giới (trong vai trò người chồng) có sự phân định chức năng riêng biệt, từ đó, phạm vi hoạt động (không gian xã hội hoá) của họ cũng khác nhau. Với sự mặc định như thế, người ta công nhận rằng nam giới hướng ngoại còn nữ giới hướng nội [Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr. 84].
T. Parsons giải thích thêm rằng, cả nam giới và nữ giới đều học cách nhận diện giới tính sao cho thích hợp, cũng như kĩ năng và thái độ cần thiết để thực hiện vai trò giới. Điều này được hình thành thông quá quá trình xã hội hoá cá nhân phù hợp với phụ nữ và nam giới, đáp ứng mong đợi xã hội phù hợp với từng nền văn hoá cụ thể: “Với trách nhiệm xã hội chính của nam giới là thành đạt trong lực lượng lao động xã hội, nên nam giới được xã hội hoá để trở thành người duy lý, quả quyết và ganh đua, một phức hợp các đặc điểm mà Parsons mô tả mang tính công cụ. Còn nữ giới, để đảm bảo trách nhiệm chính trong việc nuôi con được xã hội hoá để thể hiện điều mà Parsons gọi là tính chất biểu cảm, chẳng hạn như cảm xúc, hay nhạy cảm với người khác” [J.Macionis, 2004, tr. 410].
Cấu trúc sinh học của nam giới luôn thích hợp với vai trò “công cụ” trong gia đình, liên quan đến sự hỗ trợ/cung cấp kinh tế và liên hệ với thế giới bên ngoài gia đình. Nếu một đứa trẻ được phát triển ổn định thành một thanh niên có khả năng thực hiện điều đó trong xã hội thì nó phải được xã hội hoá trong một gia đình mà ở đó những người trưởng thành thực hiện vai trò này. Một sự phân công lao động trong gia đình được xem là quan trọng để đảm bảo sự phát triển bình thường. Parsons cho rằng, chức năng xã hội hoá của gia đình là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định xã hội và không có một thể chế nào có thể thực hiện chức năng này tốt hơn gia đình [Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr. 84].
Theo Parsons, để gia đình hoạt động có hiệu quả với tư cách là một hệ thống xã hội, phải có sự phân công lao động rõ ràng theo giới. Trong gia đình, chồng là người đi làm kiếm sống, tạo ra thu nhập, vợ ở nhà chăm sóc con cái, lo việc nhà. Người chồng thường ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng vì làm việc trong một xã hội cạnh tranh và hướng tới sự thành đạt. Do vậy, người vợ phải biết chăm sóc, hỗ trợ về tình cảm và tạo ra sự an toàn không chỉ cho con cái, mà cả cho chồng. Vợ có chức năng giảm bớt sự căng thẳng của chồng bằng cách yêu thương, thấu hiểu và chu đáo với chồng. Theo nghĩa này, các vai trò công cụ và tình cảm của vợ và chồng bổ xung cho nhau, thúc đẩy sự cố kết gia đình, giống như cái cúc và lỗ cúc, cùng nhau cài kín cúc [Mai Huy Bích, 2009, tr. 136].
Xã hội học chức năng của Parsons đã đặt gia đình ở trung tâm của sự học hỏi xã hội về các vai trò giới. Theo ông, trong gia đình trẻ em học các vai trò tình cảm là vai trò được tạo nên với sự nuôi dưỡng, chăm sóc và trông nom gia đình, đều là những việc phụ nữ thường làm. Còn vai trò công cụ, được xem như sự thành đạt, làm kinh tế, vai trò “kiếm cơm”, do nam giới thực hiện. Theo quan điểm Parsons, những vai trò này giúp cho xã hội ổn định từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hơn nữa, xã hội nói chung và gia đình nói riêng sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi phân chia vai trò theo hình thức này. Sự thừa nhận này trên cơ sở thực tế rằng, người phụ nữ do có khả năng sinh đẻ, nuôi con do vậy họ được xem là phù hợp nhất với vai trò tình cảm [Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr. 85].
Quan điểm của T. Parsons rất thịnh hành vào cuối những năm 1940, nhưng đã bị tấn công kịch liệt vào cuối những năm 1960, nhất là với thuyết nữ quyền. Các tác giả nữ quyền (như A. Oakley) cho rằng việc ông gắn chức năng “tình cảm” cho phụ nữ là biện minh cho nguyên trạng. Nó đẩy phụ nữ về vai trò trong nhà, và hợp