Cần có kiến thức phòng tránh thai khám thai (%)

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 117 - 118)

phòng tránh thai Độ tuổi 15 - 25 26 - 35 36 - 45 > 46 Cần thiết Tần số 49 87 60 22 Tỷ lệ % 80,3 75,0 75,9 50,0 Không cần thiết Tần số 4 15 10 5 Tỷ lệ % 6,6 12,9 12,7 11,4 Không biết Tần số 8 14 9 17 Tỷ lệ % 13,1 12,1 11,4 38,6 Tổng Tần số 61 116 79 44 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0

Rõ ràng, ở các độ tuổi khác nhau thì nhận thức về vai trò của bản thân đối với vấn đề chăm sóc SKSS không giống nhau. Nhóm nam giới tuổi cao thường vẫn nặng về định kiến cho rằng đàn ông thì không được dính dáng gì với vấn đề sinh đẻ, trong khi đó nhóm nam giới trẻ tuổi đã có cái nhìn cởi mở hơn và có lẽ dễ chấp nhận hơn việc chia sẻ với người phụ nữ những công việc nội trợ trong gia đình, chăm sóc con cái và sinh đẻ.

“Vợ mình thì không dám nói ra, nhưng mình biết vợ thường rất vui khi mình cùng vợ đi làm nương, trông con… Mình thì bảo vợ đi đặt vòng, ông bà không cho đâu nhưng đẻ con thứ nhất mấy tháng đã thấy vợ ra con rồi, thế nên mình bảo phải đi đặt vòng thôi, ra con nhanh thế thì hết đất, lấy đâu đất cho chúng nó ở” (Nam, 24 tuổi, THCS, làm ruộng).

Trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai, thăm khám thai định kỳ là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên vẫn còn không ít nam giới chưa nhận thức được vai trò của bản thân đối với yêu cầu này, rơi nhiều vào nhóm trình độ học vấn thấp, tuổi cao (Biểu 4.1).

Biểu 4.1. Độ tuổi và nhận thức về vai trò của bản thân đối với yêu cầu thăm khám thai (%)

Có khác biệt trong sự khẳng định vai trò của bản thân về hoạt động thăm khám thai của nam giới ở các nhóm tuổi khác nhau. Nhóm tuổi từ 15 đến 35 có cho rằng họ biết khá rõ về yêu cầu này, bên cạnh đó thì những người nam giới trên 35 tuổi lại có khẳng định sự hiểu biết của mình. Trong tổng số 44 người nam giới có độ tuổi trên 46 được hỏi thì có đến 28 người, chiếm 63,6% cho rằng họ không biết khi phụ nữ có thai thì phải đi khám thai. Ở nhóm tuổi trẻ thì số người không biết đến điều này chiếm tỷ lệ ít hơn. Mặc dù khi xem xét hệ số tương quan giữa độ tuổi với nhận thức về hoạt động thăm khám thai cho thấy mối tương quan ở mức trung bình, nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế là những người tuổi cao thường ít tiếp xúc, giao lưu với thế giới bên ngoài, họ thuộc lớp người của thế hệ trước, có những thói quen cũ đã ăn sâu vào tiềm thức chi phối mọi hoạt động nên việc tiếp nhận những thông tin mới về mọi vấn đề, trong đó có vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ mang thai bị hạn chế.

Từ hạn chế trong việc nhận thức về vai trò của bản thân đã kéo theo sự hạn chế trong việc thực hiện vai trò chăm sóc SKSS ở nhóm nam giới cao tuổi (Bảng 4.5).

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 117 - 118)