Với nhận thức về vai trò của nam giới

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 136 - 138)

thức về SKSS

Đã nghe tuyên truyền

về SKSS Tổng Đã từng Chưa từng Cần thiết Tần số 129 89 218 Tỷ lệ % 97,0 53,3 72,7 Không cần thiết Tần số 0 34 34 Tỷ lệ % 0,0 20,4 11,3 Không biết Tần số 4 44 48 Tỷ lệ % 3,0 26,3 16,0 Tổng Tần số 133 167 300 Tỷ lệ % 100 100 100

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy, cùng nhận thức được sự cần thiết trong việc có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, có 72,7% tỷ lệ nam giới đều cho rằng nam giới cần thiết có kiến thức về sức khỏe sinh sản. Nhưng có một sự khác biệt rõ rệt giữa những người nam giới được nghe tuyên truyền về SKSS và những người không. Trong đó, những người đã từng được nghe tuyên truyền về SKSS đánh giá về sự cần thiết lớn hơn rất nhiều so với nhóm chưa từng được nghe tuyên truyền về SKSS, 97% nhóm so với nhóm 53,3%. Trong khi có đến 20,4% nhóm chưa từng được nghe tuyên truyền về SKSS đánh giá “không cần thiết”, thì nhận thức này không có ở nhóm đã từng nghe. Một tỷ lệ khá cao “không biết” nam giới có cần kiến thức về SKSS hay không ở nhóm chưa từng nghe tuyên truyền chiếm đến 26,3%. Như vậy, có một mối liên hệ giữa việc được nghe tuyên truyền về SKSS với sự nhận thức về tính cần thiết của việc chăm sóc SKSS.

Biểu 4.2. Tương quan giữa việc được nghe tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản với hiểu biết về yêu cầu thăm khám thai (%)

Biểu đồ trên cung cấp cho chúng ta cái nhìn cụ thể về mối quan hệ giữa việc được nghe tuyên truyền với nhận thức của nam giới trong chăm sóc SKSS. Bằng chứng là những người đã từng được nghe tuyên truyền về SKSS thì biết rõ về việc phụ nữ phải được khám thai ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ (91,7%), trong khi tỷ lệ này ở những người nam giới chưa từng nghe tuyên truyền về SKSS chỉ là 28,1%. Những người “chưa biết” và “không biết” về việc “phụ nữ phải được khám thai ít

nhất 3 lần trong suốt thai kỳ” thuộc về tỷ lệ những người chưa từng được nghe tuyên truyền về SKSS (44,9% và 21%). Với kết quả kiểm định Phi & Cramer’s V, có hệ số 0,651 và mức ý nghĩa 0,000 < 0,05 cho thấy một sự tương quan khá chặt chẽ giữa việc được nghe tuyên truyền về SKSS với nhận thức được việc cần thiết phải khám thai ở cơ sở y tế ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ.

Biểu 4.3. Tương quan giữa việc được nghe tuyên truyền về SKSS với hành vi đưa vợ đến cơ sở y tế để khám thai(%) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Đã từng nghe TTSKSS Chưa từng nghe TTSKSS 75.2

15.6 24.8

84.4

Đưa vợ đến CSYT khám thai Không đưa vợ đến CSYT khám thai

Với biểu đồ trên chúng ta thấy, có một mối tương quan giữa việc được nghe tuyên truyền về SKSS với sự tham gia đưa vợ đến cơ sở y tế để khám thai, cụ thể đó là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Bằng chứng là ở nhóm đã từng nghe tuyên truyền về SKSS có đến 75,2 % “có đưa vợ đến cơ sở y tế để khám thai”, chỉ có 24,8% là không đưa vợ đi. Trong khi ở nhóm chưa từng nghe tuyên truyền SKSS, có đến 84,4% không đưa vợ đến cơ sở y tế để khám thai và chỉ có 15,6% là có đưa vợ đi khám thai. Với kiểm định Phi & Cramer, hệ số P = 0,600 và mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05 cho thấy mối quan hệ khá bền chặt giữa việc được nghe tuyên truyền về SKSS với việc đưa vợ đến khám thai tại cơ sở y tế.

Bức tranh này càng rõ hơn trong nhóm nam giới biết đến thông tin về SKSS qua sách báo, nghe đài, ti vi. Ở tác động của biến truyền thông, đề tài chỉ xem xét hai yếu tố chính đó là “Nghe tuyên truyền về sức khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 136 - 138)

w