Chương 4 SỨC KHOẺ SINH SẢN CỦA NAM GIỚI DÂN TỘC H’MÔNG XÃ HUỔI MỘT, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA Bảng 4.1. Độ tuổi và vai trò chia sẻ thông tin với người vợ

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 113 - 115)

SỨC KHOẺ SINH SẢN CỦA NAM GIỚI DÂN TỘC H’MÔNG

XÃ HUỔI MỘT, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã coi trọng chăm sóc SKSS là trách nhiệm chung của cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, nam giới dân tộc H’Mông chưa làm tốt vai trò chăm sóc SKSS, cụ thể là việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc bà mẹ mang thai. Thực trạng này chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong phạm vi đề tài luận án, chúng tôi tập trung vào hai nhóm yếu tố. Nhóm yếu tố chủ quan bao gồm: độ tuổi; trình độ học vấn. Nhóm yếu tố khách quan bao gồm: phong tục tập quán và truyền thông.

4.1. Nhóm y u t ch quan

4.1.1 . tu i và vai trò ch m sóc s c kho sinh s n c a nam gi i dân t c H’Mông

Một trong những yếu tố chủ quan được xem xét trong mối tương quan với vai trò chăm sóc SKSS của nam giới dân tộc H’Mông đó là độ tuổi. Vậy có sự khác biệt nào giữa các nhóm tuổi khác nhau trong việc thực hiện vai trò chăm sóc SKSS ở nhóm nam giới tại địa bàn nghiên cứu?

Trong quan hệ gia đình, sự giao tiếp, chia sẻ thông tin giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng tạo sự gần gũi, gắn kết và thấu hiểu lẫn nhau. Quan hệ gia đình người H’Mông hiện nay vẫn theo chế độ phụ quyền rất mạnh, giữa chồng và vợ, phụ nữ và nam giới luôn có khoảng cách. Chính vì thế sự giao tiếp, trao đổi thông tin giữa phụ nữ và nam giới còn nhiều hạn chế. Bảng 4.1 cho thấy nam giới dân tộc H’Mông chưa làm tốt vai trò chia sẻ thông tin, nhất là thông tin về vấn đề chăm sóc SKSS với người vợ. Nhóm nam giới tuổi càng cao thì càng ít quan tâm đến việc chia sẻ, trao đổi thông tin chăm sóc SKSS với người bạn đời của mình.

Chia sẻ thông tin 15 - 25 26 - 35Độ tuổi36 - 45 > 46 Tổng

Chưa bao giờ Tần số 12 31 22 31 96

Tỷ lệ % 19,7 26,7 27,8 73,8 32,2 Không thường xuyên Tần số 30 64 53 11 158 Tỷ lệ % 49,2 55,2 67,1 26,2 53,0 Thường xuyên Tần số 19 21 4 0 44 Tỷ lệ % 31,1 18,1 5,1 0,0 14,8 Tổng Tần số 61 116 79 42 298 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Phần lớn (73,8%) nam giới trên 46 tuổi chưa bao giờ nói chuyện với vợ về những vấn đề liên quan đến sinh đẻ. Ở nhóm tuổi 36 đến 45 có 27,8% trả lời rằng họ chưa bao giờ nói chuyện với vợ về vấn đề này, 67,1% thì có nói nhưng không thường xuyên.

“Việc sinh đẻ thì chị em phụ nữ nói chuyện với nhau thôi, đàn ông không biết gì đâu. Đàn ông thường ngồi với đàn ông, đàn bà ngồi với đàn bà…” (Nam, 52 tuổi, mù chữ, làm ruộng).

Việc trao đổi thông tin giữa vợ và chồng về vấn đề chăm sóc SKSS có sự khả quan nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 25 bởi dù sao cũng đã có 31,1% khẳng định họ đã thường xuyên bàn bạc, trao đổi, chia sẻ thông tin với vợ. Như vậy, có một sự khác biệt cơ bản giữa các nhóm tuổi khi thực hiện vai trò chia sẻ thông tin, đặc biệt là những thông tin chăm sóc SKSS. Ở nhóm trẻ, do được đi học nhiều hơn, tiếp xúc với thế giới hiện đại bên ngoài cộng đồng nhiều hơn nên họ cũng cởi mở hơn trong việc tiếp nhận cái mới.

Xã hội truyền thống của người H’Mông có cấu trúc khá thống nhất. Đó là xã hội phụ quyền rất mạnh với sự đề cao vai trò, quyền lợi cũng như trách nhiệm của người đàn ông. Phụ nữ là người mang nặng đẻ đau, nhưng sinh bao nhiêu con là do người đàn ông, người chồng trong gia đình quyết định. Bảng tương quan cho thấy không có sự khác biệt lớn về vai trò quyết định việc sinh con của nam giới. Dù ở độ tuổi nào thì nam giới cũng đều khẳng định nam giới có vai trò quyết định sinh con.

Trong bảng số liệu có một điểm đáng chú ý là ở độ tuổi từ 15 đến 25 và độ tuổi trên 46 có tỷ lệ khá tương đồng về vai trò quyết định việc sinh con của nam giới. Trong khi đó nhóm tuổi từ 36 đến 45 lại có tỷ lệ khẳng định thấp nhất. Chắc chắn cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa để lý giải rõ hơn điểm đáng chú ý trên (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Độ tuổi và vai trò quyết định sinh con

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 113 - 115)