Bảng 3.9. Lý do nam giới không đưa vợ đi tiêm phòng

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 106 - 110)

Không thấy ai làm thế 45 18,7

Cán bộ y tế không hướng dẫn 53 22,0

Không có thời gian 16 6,6

Thấy không cần thiết 35 14,5

Sợ ảnh hưởng đến thai nhi 192 53,5

Phụ nữ H’Mông luôn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới về mọi mặt, nhất là trong việc tiếp cận với giáo dục, với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhận thức và trình độ của họ về mọi vấn đề còn rất hạn chế, ngay cả việc mang thai và sinh con họ cũng chỉ có những kinh nghiệm dân gian do bà, hay mẹ truyền lại cho. Nam giới được đi học nhiều hơn, được tiếp cận với thế giới bên ngoài, với các phương tiện truyền thông đại chúng nhiều hơn. Nếu các ông chồng thực hiện vai trò, chia sẻ trách nhiệm với vợ về các vấn đề liên quan đến thai nghén, sinh đẻ thì tình hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ mang thai trong cộng đồng dân tộc H’Mông sẽ được cải thiện đáng kể.

Tóm lại, sự thực hiện vai trò của nam giới trong hoạt động tiêm phòng cho bà mẹ mang thai còn rất hạn chế. Đa số nam giới không thực hiện vai trò đưa vợ đi tiêm phòng vì họ chưa hiểu rõ cơ chế tiêm phòng nên lo sợ rằng sẽ làm ảnh hưởng đến đứa con trong bụng.

3.3.2.3. Nam giới thực hiện vai trò trong hoạt động đảm bảo chế độ làm việc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng đúng cách của bà mẹ mang thai

Thai phụ được khuyến cáo phải có một chế độ làm việc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tránh làm việc nặng, nhất là trong ba tháng đầu và ba tháng cuối để hạn chế nguy cơ sảy thai, đẻ non. Nhiều nam giới H’Mông cũng có nhận thức khá tốt về vấn đề này, tuy nhiên tỷ lệ thực hiện vai trò giúp đỡ để người vợ có thai có thể nghỉ ngơi, bảo vệ sức khoẻ thì không cao. Chỉ có 20,3% người chồng có giúp vợ

đi lấy nước sinh hoạt về cho gia đình khi vợ có thai, số còn lại là 79,7% người chồng không tham gia làm việc này. Với người H’Mông đi vài km để lấy nước sinh hoạt về cho gia đình không được coi là việc nặng nhọc, đây là công việc rất bình thường mà phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể làm được.

“Bản mình ở chưa có nước sạch, mình phải đi sang bản Khua Họ để lấy nước về dùng, cũng cách khoảng 5km, ngày nào cũng đi lấy nước quen rồi, lúc có chửa vẫn đi cùng mọi người, phụ nữ thì thường đi lấy nước cùng nhau, đàn ông không làm việc này đâu” (Nữ, 30 tuổi, tiểu học, làm ruộng).

Đối với hoạt động đi làm nương thì tỷ lệ nam giới thực hiện vai trò đi làm cùng, hoặc làm thay người vợ mang thai nhiều hơn. Người H’Mông thường đi làm nương cùng nhau, nhưng phụ nữ trong gia đình giữ vai trò chủ yếu, những hôm nam giới bận thì phụ nữ đi làm một mình. Có 31,7% người chồng khi thấy vợ có thai bụng to thì để vợ ở nhà, không cho đi làm nương xa (Nương ở xa nhà, đi bộ mất khoảng 1 đến 2 tiếng). Còn nương ở gần nhà (đi bộ mất khoảng 15 - 20 phút) thì phụ nữ có thai vẫn đi làm cho đến lúc đẻ. Những người phụ nữ H’Mông cần cù, chịu khó vẫn cứ đi làm cho đến lúc đẻ, họ nói nếu một mình chồng đi làm thì công việc lâu xong, nhất là nếu vào vụ mùa thì dù có ốm vẫn phải cố đi làm cho kịp thời vụ.

“Tôi thì vợ có 6 tháng thì để vợ ở nhà trông nhà cửa, còn một số người thì vợ phải đi làm nương đến khi sắp đẻ mới được nghỉ, một số người thì đang đi làm đau bụng sắp đẻ mới chạy về nhà và phải đẻ dọc đường, nhờ người qua đường giúp đỡ và đưa về nhà. Vì một người làm chậm nên họ thường không được nghỉ. Sau khi đẻ được 1 tháng thì phải đi làm bình thường, tất cả là do cuộc sống vất vả quá”

(Nam, 24 tuổi, THCS, làm ruộng).

“Người Mông thường thì người phụ nữ khi mang thai không được nghỉ ngơi dù là người đàn ông có cho đi làm hay không cho thì họ vẫn cứ đi làm cho tới khi sắp đẻ họ mới về nghỉ cho nên người đàn ông hầu như không phải đi làm nương thay cho người phụ nữ. Phụ nữ chỉ mong lấy được người chồng chăm làm, làm cùng với mình là tốt lắm rồi. Ở bản có nhiều người chồng lười lắm,chỉ thích đi uống rượu, vợ không làm thì không có gì ăn nên phải cố, vợ thì không nói được

chồng đâu, chồng bảo là lấy vợ về để vợ làm cho mà, nếu không thì lấy vợ về làm gì” (Thảo luận nhóm nữ).

Đối với phụ nữ H’Mông thì hoàn toàn không có khái niệm nghỉ ngơi khi mang thai, mọi hoạt động lao động như đi làm nương, đi lấy nước sinh hoạt về cho gia đình, nấu ăn cho cả gia đình, chăm sóc người già, trẻ em đều đặt lên vai người phụ nữ, khi có thai họ vẫn đảm đương tất cả gánh nặng công việc đó. Hầu hết nam giới được hỏi đều cho rằng làm nương hay đi lấy nước sinh hoạt là những công việc rất bình thường, từ trước đến nay phụ nữ có thai đều đi làm cho đến lúc đẻ, thậm chí có rất nhiều người đẻ ngay khi đang làm nương, hay khi đang trên đường về nhà. Có 90,7% nam giới khẳng định rằng khi có thai vợ của họ vẫn đi làm nương, làm mọi công việc trong gia đình như bình thường.

Nam giới cũng như hầu hết mọi người dân trong cộng đồng dân tộc H’Mông đều quan niệm mang thai, sinh đẻ là chuyện của tự nhiên nên cũng không có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt gì khi phụ nữ mang thai. Họ không nhận thức được rằng người phụ nữ mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khoẻ vì thế cần phải được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Hơn nữa họ còn quan niệm rằng khi có thai phải lao động chăm chỉ cho dễ đẻ.

“Chồng cũng có đi làm thay cho vợ khi vợ đã mang thai bụng to, từ 7 tháng trở đi. Chúng tôi vẫn để vợ đi làm vì nếu cho vợ nghỉ sớm quá thì lúc đẻ sẽ khó đẻ, vì nếu cho vợ ở nhà nhiều quá thì con sẽ phát triển nhanh hơn nên khó đẻ” (Nam, 28 tuổi, THCS, làm ruộng).

Nhiều người nam giới được hỏi cho rằng những rủi ro xảy ra trong quá trình mang thai, sinh con đều do sự chi phối của các yếu tố tâm linh, vì thế khi phụ nữ H’Mông có thai, gia đình và bản thân người phụ nữ phải tuân theo một số điều kiêng kị. Về phía gia đình, phải giữ cho khu vực bếp lửa luôn sạch sẽ, nhưng tuyệt đối không được xúc hết tro bếp đổ đi. Họ cho rằng, nếu xúc hết tro bếp đi thì sẽ bị xảy thai. Điều kiêng kị này được hầu hết mọi thành viên trong gia đình biết đến và tuyệt đối tuân theo. Họ cũng không giải thích được tại sao tro bếp lại có liên quan đến việc xảy thai, chỉ biết rằng đó là kinh nghiệm lâu đời được truyền đạt lại. Nhiều

người đàn ông khẳng định chắc chắn rằng điều đó là đúng, thực tế đã có gia đình không tuân theo và phải gánh chịu hậu quả rồi, cho nên họ rất sợ. (Nếu trong nhà có con bò, con trâu có chửa, gia đình cũng kiêng vét tro trong bếp). Tuy nhiên, không tồn tại điều kiêng kị nào về việc phụ nữ mang thai thì phải tránh làm việc nặng.

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cũng không được quan tâm đặc biệt gì, khi có thai họ vẫn ăn cùng gia đình những bữa cơm khá đơn giản. Đời sống của đồng bào H’Mông còn rất khó khăn, thiếu thốn, lo làm cho đủ ăn đã là tốt lắm rồi chứ đừng nói đến bồi dưỡng, bổ xung dưỡng chất cho mẹ và thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Hơn nữa, vẫn còn tồn tại quan niệm thai phụ mà ăn nhiều chất bổ, thai nhi sẽ phát triển to và dẫn đến tình trạng khó đẻ. Người H’Mông cho rằng phụ nữ có thai phải kiêng ăn thức ăn bổ dưỡng, vì nếu ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng thì sẽ phải gặp rủi ro khi sinh nở.

“Tôi nghĩ phụ nữ mang thai nên ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, vì ăn nhiều con sẽ khoẻ mạnh hơn, nhưng các cụ thì hay bảo ăn nhiều thì khó đẻ đấy, sau này về già còn hay bị bệnh nữa. Vợ thì hay nghe lời mẹ chồng mà. Người Mông còn nghèo lắm nên không có nhiều thức ăn bồi dưỡng đâu” (Nam, 34 tuổi, tiểu học, làm ruộng).

Khi mang thai, người mẹ không được nghỉ ngơi, không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển, sinh con suy dinh dưỡng. Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở Việt Nam đã giảm đáng kể, tuy nhiên tính đến năm 2012 vẫn tồn tại 26,7% trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi và 16,2% suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Trong đó, ở những vùng miền núi Tây Nguyên và Tây Bắc, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao gấp 3 lần trong cả nước. Suy dinh dưỡng có tác động lâu dài rất xấu đến sức khoẻ, khả năng học tập và năng xuất lao động sau này. Để thực hiện mục tiêu phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng cho bà mẹ trong suốt thời kì mang thai, cho con bú và dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn đặc biệt quan trọng từ 0 đến 2 tuổi. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số

sống ở miền núi, vùng xâu, vùng xa, đời sống còn khó khăn, thiếu thốn, phụ nữ mang thai cũng chỉ ăn cơm chủ yếu với rau, dưa cà, mắm muối... Thiết nghĩ, giải pháp hữu hiệu cho vấn đề dinh dưỡng của đồng bào là cần tạo điều kiện để bà con tăng gia, sản xuất, phát triển kinh tế từ đó nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về sự thực hiện vai trò của nam giới trong chăm sóc sức khoẻ người vợ sau khi sinh thì có một số phát hiện rất đáng quan tâm. Thứ nhất, hầu hết nam giới đều biết đến quy định sau khi sinh phụ nữ phải “ở cữ” trong vòng 30 ngày, đặc biệt trong thời gian này phụ nữ không được đi giặt ngoài bờ suối, không được lội qua suối... Thứ hai, trong thời gian người vợ ở cữ, thì người chồng là người chủ yếu nấu cơm cho vợ và giặt quần áo cho vợ.

Bảng 3.10. Người đảm nhận công việc nấu cơm khi phụ nữ “ở cữ”

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w