Bảng 3.8. Lý do nam giới không đưa vợ đi khám thai

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 102 - 105)

Bản thân vợ cho rằng khám thai là không cần thiết 90 30,0 Bản thân chồng cho rằng khám thai là không cần thiết 144 48,0 Từ trước đến nay mọi phụ nữ trong gia đình khi có thai

đều bình thường không phải đi khám thai

184 61,3

Cơ sở y tế ở xa 74 24,7

Vợ xấu hổ, không muốn người lạ động vào người 89 29,7 Lý do cơ bản nhất khiến nam giới không thực hiện vai trò đưa vợ đi khám thai là do thói quen vốn đã tồn tại lâu đời trở thành truyền thống khó thay đổi trong cộng đồng. Đó là thói quen nhìn nhận vấn đề sinh đẻ như một lẽ tự nhiên. Phần lớn (61,3%) nam giới không đưa vợ đi khám thai bởi họ thấy rằng từ trước đến nay mọi phụ nữ trong gia đình khi có thai đều bình thường không phải đi khám thai. Đây là tập quán bất lợi cho sức khoẻ bà mẹ mang thai. Người H’Mông thường dựa trên kinh nghiệm cho rằng nếu mẹ của cô gái trước đây mang thai và sinh đẻ dễ thì cô gái cũng thế, nếu mang thai và sinh đứa con đầu

tiên bình thường, dễ dàng thì những đứa con sau này cũng vậy. Do đó người phụ nữ mang thai không cần phải đi khám thai. Có nhiều nam giới nhận thức vai trò của bản thân trong việc động viên, đưa vợ đi khám thai, nhưng vì ít thấy những người khác trong cộng đồng thực hiện yêu cầu đó, hơn nữa những phụ nữ khác trong gia đình khi có thai đều bình thường, không phải đi khám thai nên họ dù biết nhưng lại không thực hiện. Thực tế cho thấy, nam giới H’Mông mới chỉ biết rằng phụ nữ mang thai thì phải đi khám thai chứ họ chưa hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của việc khám thai, do đó nhận thức chưa chi phối được hành động thực tiễn. Cũng vì chưa hiểu được mục đích và ý nghĩa của việc khám thai nên vẫn còn nhiều nam giới không đưa vợ đi khám thai với lý do cho rằng khám thai là không cần thiết. Ngoài ra, phụ nữ H’Mông vẫn còn rất xấu hổ khi gặp người lạ, bản thân họ cũng như những người chồng không muốn cho người lạ động vào người nên đó cũng là một trong những rào cản đối với hoạt động thăm khám thai. Lý do cuối cùng mà những người nam giới nêu ra là do có sự khó khăn về địa lý, xa trung tâm y tế nên không có điều kiện để đưa vợ đi khám thai.

“Tôi có 6 con, không con nào tôi phải đưa bà ấy đi khám cả, người Mông chúng tôi cứ ra con là đẻ, không phải đi khám gì cả, mọi người đều thế. Chỉ những ai mang con mà bị đau yếu quá, thầy Mo đến làm phép cho cũng không khỏi thì mới đưa đi khám thôi. Đi khám cũng vất vả lắm vì nhà xa, đường đi thì khó khăn” (Nam, 52 tuổi, mù chữ, làm ruộng).

Bản của người H’Mông thường ở trên những vùng núi cao, xa trung tâm xã, huyện, hệ thống giao thông đi lại còn rất khó khăn. Hiện nay, để nâng cao trình độ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dễ dàng tiếp cận với các chương trình đề án phát triển kinh tế - xã hội như chương trình nước sạch thôn bản, đề án 135 xoá đói giảm nghèo, đề án phát triển giao thông, y tế, giáo dục đến các thôn bản, chính quyền địa phương đang thực hiện sắp xếp lại dân cư - di dịch dân cư từ vùng rừng đặc dụng đến vùng thấp để phát triển kinh tế - xã hội. Việc di dịch dân cư xuống vùng thấp còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác giữ gìn và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, việc sắp xếp lại dân cư còn gặp nhiều khó khăn, một số bản nằm trên vùng núi cao như ở bản Long Ke, người dân không

muốn dịch chuyển xuống vì ở đó họ có điều kiện để khai thác rừng và đặc biệt là trồng cây thuốc phiện.

Tóm lại, hoạt động thăm khám thai cho bà mẹ mang thai đã được một bộ phận nam giới quan tâm và được thể hiện bằng sự thực hiện vai trò cụ thể là đưa đi khám thai. Tuy nhiên, tỷ lệ này mới chỉ dừng lại ở con số còn khiêm tốn. Hơn nữa, mục đích chủ yếu khi đi khám thai là để biết được giới tính của thai nhi, về vấn đề sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi thì ít được quan tâm. Chính vì thế, hầu hết nam giới chỉ đưa vợ đi khám thai một lần trong suốt quá trình thai nghén. Lý do chủ yếu khiến nhiều nam giới không thực hiện vai trò đưa vợ đi khám thai là vì thói quen “từ trước đến nay mọi phụ nữ trong gia đình khi có thai đều bình thường, không phải đi khám thai”.

3.3.2.2. Nam giới thực hiện vai trò trong hoạt động tiêm phòng uốn ván

Hiện nay, cộng đồng dân tộc H’Mông đã có một số thay đổi theo chiều hướng tiến bộ trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nhưng tiêm phòng uốn ván cho thai phụ vẫn còn là lĩnh vực rất mới mà người dân thường không quan tâm đến. Theo thông tin từ cán bộ y tế xã, hiện nay, chưa có cặp vợ chồng H’Mông nào chủ động đến trạm y tế để tiêm phòng. Công tác tiêm phòng trước sinh phải tổ chức thành từng đợt, đi đến từng cụm bản, sử dụng loa phóng thanh kêu gọi thai phụ đến tiêm phòng nhưng số nam giới đưa vợ đến tiêm còn rất hạn chế (Biểu 3.1).

Biểu 3.1. Tỷ lệ nam giới đưa vợ đi tiêm phòng uốn ván (%)

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 102 - 105)