Biểu 3.1. Tỷ lệ nam giới đưa vợ đi tiêm phòng uốn ván (%)

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 105 - 106)

báo thì vợ tự đi chứ chồng không cần phải đưa đi…” (Nam, 24 tuổi, THCS, làm ruộng).

“Hồi vợ mang con, mình có thấy y tế bản nói đến tiêm phòng gì đó, nhưng lúc ấy nhà mình nhiều việc nên không đi tiêm được. Mình thấy vợ mang con không bị ốm thì cũng không cần tiêm gì cả, sợ tiêm vào sẽ không tốt ra” (Nam, 26 tuổi, tiểu học, làm ruộng).

Bên cạnh đó, công tác tiêm phòng trước sinh ở những tháng đầu thai kì thường không thực hiện được vì phụ nữ H’Mông thường rất xấu hổ, họ thường ngại ngùng không muốn nói cho ai biết về tình trạng mang thai của mình. Ngay cả người chồng cũng chỉ được biết khi người vợ đã có thai được vài tháng. Theo chị Phó chủ tịch Hội phụ nữ xã, với người H’Mông, quan hệ tình dục là việc làm rất đáng xấu hổ, được xem là “không đứng đắn”, có thai chính là kết quả từ việc “không đứng đắn” đó, vậy nên khi có thai người phụ nữ thường cố che dấu, không thông báo với bất cứ ai, kể cả mẹ đẻ, hay mẹ chồng. Chính vì thế, khi chương trình tiêm phòng cho bà mẹ mang thai đến tận từng cụm bản thì cũng chỉ tiêm được cho những bà mẹ mang thai ở những tháng cuối, khi bụng đã to, không dấu được nữa thì họ đành phải đi tiêm theo lời của Trưởng Bản, của cán bộ Y tế.

Về lý do không đi tiêm phòng, đa số nam giới cho rằng khi tình trạng mang thai của người vợ diễn ra bình thường thì không cần phải tiêm cái gì vào người cả. Vì những người chồng H’Mông chưa hiểu rõ cơ chế tiêm phòng, họ cho rằng chỉ ốm đau mới cần phải tiêm, do đó nhiều nam giới không cho vợ đi tiêm vì sợ ảnh

hưởng đến đứa con trong bụng. Ngoài ra có thể kể đến một số lý do như cán bộ y tế không hướng dẫn, không thấy có ai tiêm, thấy không cần thiết hoặc không có thời gian để đi tiêm (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Lý do nam giới không đưa vợ đi tiêm phòng

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 105 - 106)