Thực hiện vai trò chia sẻ công việc nhà

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 140 - 142)

đài ti vi là những người không thay vợ đi lấy nước khi vợ mang thai. Với hệ số Pvalue = 0.580 và mức ý nghĩa Sig = 0.000< 0.05 càng cho ta thấy có một mối quan hệ khá rõ giữa việc đọc qua sách báo, tạp chí, đài, tivi với việc nam giới chia sẻ công việc nhà với vợ khi mang thai.

Như vậy, yếu tố truyền thông có tác động tích cực đến sự thực hiện vai trò của nam giới người H’Mông trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Những người được tiếp cận với thông tin về chăm sóc sức khoẻ sinh sản qua các buổi tuyên truyền, giáo dục hay qua sách báo, đài, ti vi thường có nhận thức và sự tham gia tích cực hơn so với nhóm còn lại. Thiết nghĩ, để có thể dần nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của nam giới nơi đây về chăm sóc sức khoẻ sinh sản cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề cung cấp cho họ thông tin, không chỉ qua các buổi tuyên truyền mỗi năm thực hiện 1 đến 2 lần mà còn nên chú trọng nhiều hơn đến vai trò của trưởng bản trong việc định hướng nhận thức và thói quen cho người dân.

4.3. Ti u k t

Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, vai trò của nam giới người H’Mông chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Từ phía bản thân người nam giới, yếu tố độ tuổi và trình độ học vấn đã cho thấy sự khác biệt cơ bản về sự thực hiện vai trò giữa những người trẻ tuổi và những có trình độ từ THCS trở lên với những người cao tuổi, có trình độ tiểu học, đặc biệt là với những người

mù chữ. Sự khác biệt này khá dễ hiểu vì những người trẻ, được đi học nhiều hơn thì cơ hội tiếp cận với thông tin về chăm sóc sức khoẻ sinh sản cũng cao hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu về mối tương quan giữa trình độ học vấn với sự tham gia chia sẻ trách nhiệm với người phụ nữ, kết quả cho thấy ít có sự khác biệt về hành vi giữa người nam giới có trình độ học vấn với người nam giới không có trình độ. Điều này cho thấy những thói quen vốn đã trở thành tập quán, truyền thống trong cộng đồng rất khó có thể thay đổi. Ngay cả trong nhóm nam giới có trình độ học vấn thì họ vẫn chưa sẵn sàng vượt qua rào cản truyền thống để chia sẻ gánh nặng với người phụ nữ trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc bà mẹ mang thai.

Nghiên cứu đã chỉ ra phong tục tập quán là yếu tố cơ bản duy trì những thói quen bất lợi cho sức khoẻ của người phụ nữ H’Mông hiện nay. Mong muốn có nhiều con cùng quan niệm nhất thiết phải có con trai trong gia đình đã làm hạn chế việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ. Những tập quán truyền thống đã ăn sâu bắt chặt rễ vào tâm thức của người dân nên những tri thức họ mới tiếp nhận được chưa thể khiến họ thay đổi thói quen, tập quán cũ. Như vậy, phong tục tập quán chính là rào cản hạn chế sự tham gia thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ của nam giới tại địa bàn nghiên cứu. Điều này gián tiếp gây khó khăn cho nỗ lực đạt đến mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, nâng cao sức khoẻ bà mẹ, tăng cường bình đẳng giới và nâng cao quyền, vị thế cho người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w