Chương 3 THỰC TRẠNG NAM GIỚI DÂN TỘC H’MÔNG XÃ HUỔI MỘT, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA THỰC HIỆN VAI TRÒ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 67 - 77)

XÃ HUỔI MỘT, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA THỰC HIỆN VAI TRÒ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

3.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và những đặc điểm cơ bản của cộng đồng dân tộc H’Mông

3.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và quan hệ giao thương với nước bạn Lào. Sông Mã là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La. Toàn huyện được chia làm 19 đơn vị hành chính (gồm 18 xã và một thị trấn trung tâm huyện) trong đó có tới 8 xã biên giới và 10 xã thuộc diện “đặc biệt khó khăn”, hai xã chưa có đường ô tô tới trung tâm. Xã Huổi Một là xã vùng III của huyện Sông Mã, Sơn La. Đây là xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây huyện Sông Mã. Xã cách trung tâm huyện không xa nhưng có địa hình rất phức tạp, dân cư phân bố rải rác [Báo cáo số 28, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của UBND xã Huổi Một].

Về dân số, tính đến tháng 8 năm 2014, xã có 22 bản với 1.243 hộ, 6.663 nhân khẩu, tỷ lệ giới tính là 50.8/49.2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1,3%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 48,6% dân số toàn xã, số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm 47,2%. Dân tộc H’mông chiếm 53% tổng số hộ toàn xã.

Về hoạt động kinh tế, nông - lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong thu nhập của người dân,100% các hộ làm nông nghiệp. Các loại cây trồng chính gồm ngô, lúa, rau cải, rong riềng… Các vật nuôi gồm lợn, gà, trâu, bò,... Tuy nhiên, những hoạt động sản xuất này vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp và phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp (Tuy nhiên sự chuyển biến này diễn ra chậm).

Về giáo dục, trình độ dân trí của người dân còn rất thấp, mặc dù xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ năm 1999; hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS năm 2007; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2008. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy nhiều người dân, đặc biệt là người H’Mông tái mù chữ sau phổ cập, nhất là phụ nữ. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ người dân có khả năng nói và hiểu tiếng phổ thông chiếm khoảng 90%, còn lại 10% rơi vào nhóm người già và phụ nữ trong xã; tỷ lệ người dân biết đọc, viết tiếng phổ thông chiếm khoảng 70%, 30% còn lại là những người tái mù chữ và nhóm người già. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100% nhưng hầu hết các em chỉ đi học đủ để biết chữ, bỏ học đã trở thành vấn nạn phổ biến, đặc biệt là các em gái. Trình độ học vấn thấp là một trong những cản trở lớn tạo thành vòng luẩn quẩn nghèo đói, lạc hậu, đặc biệt là rào cản, cản trở đồng bào nơi đây tiếp cận với các trương trình, nội dung chăm sóc SKSS.

Về y tế, xã có một trạm y tế đã đạt tiêu chuẩn quốc gia, gồm có 5 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ, 3 y tá và 1 cộng tác viên dân số. Trạm xá chủ yếu thực hiện chức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân trong xã. Đối với nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản, trạm xá có một nữ hộ sinh biết nói tiếng H’Mông để trực tiếp thăm khám cho bà con. Mỗi bản đều có một cán bộ y tế, mặc dù chưa qua đào tạo chính quy, nhưng những cán bộ y tế thôn bản đó đã được học tập, tập huấn về nghiệp vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở bệnh viện huyện. Ở xã chưa có chương trình cô đỡ thôn bản.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội ở xã đã có nhiều biến chuyển trong những năm gần đây. Trong xã có hai điểm phát thanh không dây công cộng, một ở trung tâm xã và hai là ở bản Long Hẹ, cách trung tâm xã 15km. Hiện nay, người dân trong xã có thể dùng điện tự sản xuất (nhờ vào nguồn nước tự nhiên) và tự mua chảo bắt tín hiệu truyền hình nên đã có khoảng 80% hộ gia đình có ti vi. Điện thoại không dây cũng đã khá phổ biến đối với người dân trong xã. Ở trung tâm xã có một hội trường lớn, đây cũng chính là nhà văn hoá xã, bên cạnh đó cũng có một điểm bưu điện văn hoá xã. Ở xã chưa có thư viện, nhưng ở điểm bưu điện văn hoá xã có một tủ sách pháp

luật, người dân có thể đến đó để mượn đọc nhằm tìm hiểu thêm về các kiến thức pháp luật có liên quan trực tiếp đến cuộc sống.

3.1.2. Đặc điểm cơ bản của cộng đồng dân tộc H’Mông

Dân tộc H’Mông là cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Khái niệm “Dân tộc thiểu số” được đề cập đến tại Điều 5, Nghị định số 05/NĐ-CP về Công tác dân tộc của Chính phủ ban hành ngày 14/01/2011 quy định: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia”.

3.1.2.1. Về nguồn gốc

Hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về người H’Mông trên thế giới đều cho rằng cách đây khoảng hơn ba nghìn năm người H’Mông đã từng sinh sống ở lưu vực sông Hoàng Hà và là một trong những chủ nhân của nhà nước Tam Miêu. Họ có nền văn hóa phát triển khá rực rỡ, với nền văn minh lúa nước; có chữ viết và nhà nước riêng của mình và đã chiến đấu rất kiên cường chống lại các thế lực khác. Sự bành trướng của người Hán từ vùng Trung Nguyên xuống phía Nam đã khiến dân tộc này bị mất tổ quốc, đẩy họ phải rời quê hương xứ sở, di cư dần về phía nam để tránh các cuộc tàn sát liên tục của người Hán. Khi nhà Mãn Thanh thống trị Trung Quốc, chế độ Thổ quan được thay bằng Lưu quan, nhưng người H’Mông không chấp nhận, họ liên tục nổi dậy chống lại triều đình Mãn Thanh nhằm tránh họa diệt vong và ước mong giành lại nhà nước của mình. Nhưng kết cục bi thảm của các cuộc khởi nghĩa ấy là, nó càng đẩy người H’Mông vào thảm cảnh tha hương ly tán. Một bộ phận người H’Mông tiếp tục di cư về vùng Vân Nam và cuối cùng là vùng núi phía Bắc Việt Nam, Lào, Myanma và Đông Bắc Thái Lan, sống rải rác thành các nhóm lớn, nhỏ ở các vùng núi cao thuộc biên giới của các nước này [Vương Duy Quang, 2005, tr. 23-24].

Năm 1975, người H’Mông bắt đầu có những cuộc di tản sang Thái Lan, sau đó sang Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Canada, Achentina, Guana, Nam phi… mở đầu cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử người H’Mông ở Đông Nam Á vào thế kỷ XX. Từ

đấy, cũng đã bắt đầu hình thành nên các cộng đồng người H’mông ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Về sự phân bố của dân tộc H’Mông trên thế giới, đến nay chưa có một cuộc điều tra chính thức nào, song theo các chuyên gia nghiên cứu về người H’Mông, hiện nay dân tộc này có mặt ở 15 quốc gia trên thế giới [Hoàng Thị Thuỷ, 2012, tr. 32].

Người H’Mông di cư từ phía Bắc vào Việt Nam khá muộn so với các dân tộc khác. Quá trình di cư của người H’Mông vào vùng núi phía Bắc Việt Nam phần lớn là từ các tỉnh Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Riêng một số nhóm người H’Mông ở vùng Tây Thanh Hóa và Nghệ An là di cư từ Lào sang. Họ đến bằng nhiều đợt với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến 1 - 4 - 2009, cả nước ta có 85.846.997 người, trong đó, dân tộc H’Mông có 1.068.189 người, xếp thứ 6 theo thứ tự dân số của 54 dân tộc ở nước ta [Hoàng Thị Thuỷ, 2012, tr. 33].

3.1.2.2. Hoạt động kinh tế

Địa bàn cư trú của người H’Mông là vùng dẻo cao hiểm trở, khô cằn. Để duy trì được cuộc sống trên vùng núi cao, người H’Mông đã sớm thích nghi và đã xác lập cho mình một hệ thống nông nghiệp hoàn chỉnh, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi thiên nhiên, làm nghề phụ gia đình và trao đổi hàng hóa. Kinh tế truyền thống của người H’Mông là nền kinh tế mang tính tự phát, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nhất là rừng. Với tốc độ tăng dân số quá nhanh như những năm gần đây, người H’Mông đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là nạn thiếu đất canh tác trở nên trầm trọng. Số người trong cộng đồng tăng lên làm cho nhu cầu lương thực trở nên bức thiết. Muốn giải quyết được nhu cầu sống còn đó, người H’Mông chỉ còn cách phá thêm rừng để mở rộng diện tích canh tác và quay nhanh chu kỳ sử dụng đất. Hậu quả là rừng bị chặt phá bừa bãi, đất rừng bị khai thác kiệt quệ, dẫn đến các điều kiện sống của người H’Mông không những không được cải thiện mà còn trở nên tồi tệ hơn [Nguyễn Thị Thuỷ, 2012, tr. 39-41].

Xã hội truyền thống của người H’Mông có cấu trúc khá thống nhất. Đó là xã hội phụ quyền, đề cao vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của người đàn ông, được xây dựng trên cơ sở của các tế bào xã hội. Đó là:

- Gia đình và vị trí của người nam giới

Gia đình của người H’Mông được gọi là Ziu nênhs, đó là hợp người cùng sống chung, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu dưới một mái nhà. Tập hợp đó thường bao gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái.

Gia đình người H’Mông là gia đình phụ quyền rất mạnh, trong đó người con trai, đặc biệt là người con trai trưởng có vị trí, vai trò rất quan trọng. Tính gia trưởng, tự quyết của chủ gia đình đã trở thành một trong những đặc điểm văn hoá tộc người. Chính vì vậy, yếu tố dòng họ đã trở thành một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống tinh thần của mỗi thành viên trong gia đình. Trong các gia đình nhỏ phụ quyền ấy, người chủ gia đình bao giờ cũng là đàn ông và được gọi là tsưr tsêr (nghĩa là chủ nhà). Đảm đương vị trí này luôn là người bố. Khi người bố không còn, quyền chủ nhà được trao cho con trai trưởng. Chủ nhà luôn là người có quyền hạn tối cao trong mọi công việc của gia đình, là người vạch mọi kế hoạch trong đời sống, quyết định những công việc quan trọng và chịu trách nhiệm thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo. Chủ nhà cũng là người thực hiện các chức năng đối ngoại, thay mặt gia đình tham dự các công việc của dòng họ, làng bản.

Xã hội phụ quyền của người H’Mông chú trọng đến quyền lợi của người đàn ông trong gia đình, quyền lợi của dòng họ rồi mới đến quyền lợi của người phụ nữ. Bởi vậy họ thường nhấn mạnh đến đến vị trí độc tôn cũng như quyền thừa hưởng của nam giới. Từ xa xưa, dân tộc này đã có câu “Hổ chết còn da, bò chết còn sừng, cha chết còn con trai”, nghĩa là đàn ông là cốt lõi của gia đình, con trai là hình bóng của cha mẹ, là niềm tin của thế hệ đi trước, là người nối dõi tông đường. Trong gia đình đó, vị trí, vai trò của người phụ nữ không được coi trọng. Ngay khi còn là con gái, dù có được bố mẹ yêu thương thì họ vẫn bị truyền thống văn hóa coi như “bát nước đổ qua cửa”. Khi về nhà chồng, chấp nhận làm lễ “nhập cửa” trước con gà “thần cửa” của nhà trai và chính thức trở thành “ma” của nhà chồng. Từ đó họ không được rời khỏi nhà chồng vì bất kể một lý do gì. Họ cũng không có quyền

quyết định các công việc đối nội hay đối ngoại của gia đình, không được tham gia các công việc xã hội.

Đàn ông H’Mông có vị thế quan trọng trong gia đình và xã hội, là biểu hiện sức mạnh của cả gia đình và dòng họ. Gia đình nào có nhiều con trai, dòng họ nào có đông nam giới thì thường được các gia đình, dòng họ khác kính nể. Nam giới H’Mông thường quan niệm lấy vợ về là để bổ sung thêm lao động cho gia đình và thực hiện trách nhiệm duy trì nòi giống. Phụ nữ H’Mông nếu sinh con một bề thì bị coi là không làm tròn bổn phận làm dâu trong gia đình, phải sinh cho được con trai. Trong trường hợp không sinh được con trai thì người chồng có thể đi lấy thêm vợ khác. Vị thế quan trọng của nam giới H’Mông còn thể hiện ở sự quản lý kinh tế trong gia đình. Đối một số dân tộc khác như dân tộc Kinh thì phụ nữ có vai trò “Tay hòm chìa khoá”, quản lý kinh tế trong gia đình nên mới có quan niệm “Lệnh ông không bằng cồng bà”, còn ở cộng đồng dân tộc H’Mông, đàn ông trong gia đình quản lý kinh tế. Đi chợ, mua sắm đều do người chồng quyết định.

Vị trí độc tôn của nam giới trong gia đình là một trong những nét đặc trưng cơ bản của văn hoá tộc người H’Mông. Đặc trưng văn hoá này đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, chi phối mọi mối quan hệ xã hội [Nguyễn Thị Thuỷ, 2012, tr. 41, 42].

- Dòng họ

Dòng họ ở người H’Mông có một vị trí vô cùng quan trọng, đó là một trong những yếu tố cốt lõi cấu thành xã hội H’Mông và thể hiện bản sắc tộc người của họ. Nói cách khác, dòng họ là nền tảng cho sự tồn tại của xã hội H’Mông truyền thống và chi phối mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày của cả cộng đồng. Người H’Mông gọi dòng họ là xênhv. Người H’Mông ở Việt Nam có khoảng 20 tên xênhv

khác nhau, đó là các họ: Vàng, Giàng, Sùng, Ly, Thào, Mùa, Cháng, Lù, Vì, Hờ, Hạng, Dinh, Cứ, Hầu… Mỗi dòng họ dân tộc H’mông đều có một tổ chức tự quản riêng, gồm các thành viên:

+ Trưởng họ: Gọi là Uô thơưx, nghĩa là “đứng đầu”, hay Hâur pâul nghĩa là “cái gốc”, là người “cầm quyền người”. Trưởng họ do dòng họ cử ra và có thể bị phế truất nếu như không được tín nhiệm nữa. Trưởng họ là người có quyền quyết định những công việc xã hội và đời thường trong cộng đồng dòng họ mình một cách

trực tiếp, đồng thời cũng là người thay mặt tổ chức dòng họ đưa ra những tuyên bố trong đối nội, đối ngoại sau khi đã được các thành viên của dòng họ bàn bạc, thống nhất.

+ Người “cầm quyền ma, quyền khách” (Cho Đaz Khuô): đó là người rất am hiểu nghi lễ, cách thức làm ma của dòng họ và trực tiếp phụ trách những phần việc liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của dòng họ. Cho Đaz Khuô còn được coi như một cố vấn của trưởng họ trong việc quyết định những hành động liên quan đến đối ngoại. Cho Đaz Khuô không do bầu bán, cũng không bị phế bỏ và có thể cha truyền con nối.

+ Bà cô (Fâux hay Pu Nhăngx): có thể có nhiều bà cô nhưng chỉ có một người có uy tín đại diện tham gia vào công việc chung của dòng họ. Bà cô là người có trách nhiệm giám sát công việc của Cho Đaz Khuô và mọi thành viên trong dòng họ trong vấn đề thực hiện các quy định của dòng họ. Bà cô có vai trò quyết định trong việc hôn nhân, cưới xin và đặc biệt là có thể đưa ra ý kiến quyết định liên quan đến việc sửa đổi “ký hiệu” tín ngưỡng của dòng họ khi thấy điều đó là cần thiết.

Tổ chức dòng họ ở người H’Mông là một tổ chức hoàn toàn không giống cơ

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 67 - 77)

w