Bảng 3.1. Số con trong gia đình và mong muốn có thêm con của nam giới

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 77 - 80)

Không

Từ 0 đến 2 con 63,2 36,8 25,3

Từ 3 đến 5 con 24,5 75,5 50,3

Từ 6 con trở lên 6,8 93,2 24,4

Tổng 30,0 70,0 100

Phần nhiều những gia đình đã có 2 con vẫn muốn sinh thêm (63,2%), trong những gia đình đã có từ 3 - 5 người con, vẫn tồn tại 24,5% nam giới khẳng định họ chưa muốn dừng lại ở số con như vậy. Đáng chú ý là vẫn còn 6,8% nam giới muốn sinh thêm con mặc dù số con họ đã có là trên 6 con. Có lẽ những trường hợp đó rơi vào các gia đình có ít con trai, nên các ông chồng vẫn muốn sinh thêm con.

Quan niệm của người H’Mông cho rằng, gia đình đông con là gia đình hạnh phúc. Những gia đình người H’Mông thường có 9 - 10 người con. Hầu hết cả dòng họ, gia đình cũng như người chồng trong gia đình đều muốn người vợ sinh thật nhiều con, nhất là con trai. Họ muốn có nhiều con để phòng trường hợp con bị chết, để có người nuôi dưỡng khi về già. Dòng họ, gia đình nào có nhiều con trai thì sẽ có thế mạnh với cả cộng đồng. Khái niệm “nhiều, ít” con của nhóm dân tộc này rất khác so với tiêu chuẩn về số con của mỗi cặp vợ chồng hiện nay của quốc gia. Với họ, “nhiều con” được hiểu là phải có khoảng từ 8 con trở lên, còn “ít con” có nghĩa là có 3, 4 con. Sự khác biệt trong quan điểm về số con ở cộng đồng dân tộc H’Mông cần được đặc biệt quan tâm. Có những nghiên cứu cách đây gần 20 năm đã cho thấy tâm thế người dân ở những vùng đô thị, vùng đồng bằng sông Hồng đã dần chấp nhận mô hình gia đình nhỏ chỉ có 2 con. Đặc biệt trong nhóm dân cư có trình độ học vấn cao thì tâm thế này càng được thể hiện rõ [Phạm Bích San, Phạm Bá Nhất, Vũ Tuấn Huy]. Thế còn trong cộng đồng dân tộc H’Mông cho đến ngày nay, người dân vẫn quan niệm phải có 4, 5 con mới yên tâm khi về già. Với họ, 2 con là quá ít, không đủ để đảm bảo thực hiện chức năng “bảo hiểm” cho cha mẹ. Phải chăng những chương trình truyền thông dân số ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện không tốt, hay bởi những khác biệt về điều kiện

kinh tế - xã hội, và nhất là những khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán khiến cho công tác DS/KHHGĐ và chăm sóc SKSS ở những vùng này còn nhiều khó khăn, nan giải.

Do quan niệm muốn có đông con nên đa số nam giới vẫn chưa chấp nhận mô hình gia đình nhỏ có 2 người con. Mặc dù có hơn nửa nam giới biết đến quy định của Nhà nước về số con nhưng hầu hết đều không nghĩ đến việc sẽ sinh ít con, họ muốn có nhiều con để nhờ cậy lúc tuổi già, gia đình có đông anh em thì mới dễ dàng giúp đỡ nhau những lúc khó khăn.

“Theo như chúng tôi đi họp thì Trưởng bản cũng tuyên truyền cho chúng tôi biết là mỗi một gia đình chỉ được phép sinh tối đa hai con nhưng chúng tôi thường đẻ nhiều hơn. Trưởng bản bảo thế nhưng nhà trưởng bản cũng có 5 con đấy...”

(Nam, 52 tuổi, mù chữ, làm ruộng).

Người H’Mông di cư vào Việt Nam từ thế kỉ thứ XVIII, với nhu cầu bảo vệ và phát triển cộng đồng, người H’Mông chú trọng việc sinh nhiều con cái, nhất là con trai. Truyền thống đó đã trở thành nếp, được duy trì lâu dài trong cộng đồng cho đến ngày nay. Nhiều nam giới H’Mông cũng nhận ra rằng hiện nay cuộc sống khó khăn hơn, thiên nhiên không còn ưu đãi như trước đây nữa, đất đai không còn nhiều nên phải đẻ ít đi, nhưng “ít” với họ là 4 hoặc 5 con chứ không phải là 1 hoặc 2 con.

Như vậy, một nửa nam giới người H’Mông ở địa bàn nghiên cứu đã nhận thức đượcvai trò của bản thân đối với số con trong gia đình theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên hầu hết có thái độ thiếu ủng hộ chủ trương này. Đại bộ phận các gia đình vẫn sinh đẻ trên 3 người con.

3.2.1.2. Về độ tuổi kết hôn của nam và nữ

Trong luật hôn nhân và gia đình do quốc hội ban hành năm 2000, ở chương II, điều 9 có ghi rõ điều kiện kết hôn của nam và nữ là nam phải đủ 20 tuổi trở lên và nữ phải đủ 18 tuổi trở lên. Xét về mặt sinh học, nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi thì cơ thể mới phát triển hoàn thiện, đủ các tố chất cần thiết để làm bố, làm mẹ. Về mặt xã hội, ở tuổi đó nam nữ mới có thể chín chắn về nhận thức, tư duy, cơ bản đủ

tư cách để lo cho bản thân, gia đình nhỏ của mình. Nếu kết hôn sớm sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nam và nữ, nhất là phụ nữ. Khi cơ thể đang phát triển chưa hoàn thiện thì đã phải nuôi dưỡng bào thai. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của thai nhi, gián tiếp cản trở mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm gần đây, dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá có những đòi hỏi khắt khe về trình độ và kỹ năng lao động, cùng với đó là sự cạnh tranh găy gắt giữa những người lao động nên tuổi kết hôn trung bình của nam và nữ có xu hướng tăng lên. Theo Tổng cục thống kê, tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam thanh niên có xu hướng tăng từ 24,4 tuổi năm 1989 đến 26,2 tuổi năm 2009 [Nguyễn Thanh Bình, 2012]. Đây là kết quả mang tính tổng quát, còn xét cục diện ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở vùng dân tộc H’Mông, hiện tượng kết hôn trước tuổi quy định vẫn rất phổ biến. Để tránh tình trạng kết hôn trước tuổi quy định, trước hết mọi người dân phải có nhận thức đúng về tuổi kết hôn theo quy định của Nhà nước. Trong cộng đồng người H’Mông, nhận thức của nam giới về vai trò của bản thân đối với tuổi kết hôn có một số vấn đề đáng quan tâm. Chỉ có 45,7% nam giới có nhận thức đúng về tuổi kết hôn của nam, tuy nhiên có đến 69,7% có nhận thức đúng về tuổi kết hôn của nữ. Qua đây có thể thấy, nhận thức về độ tuổi kết hôn của nam còn chưa đầy đủ, nhiều người được hỏi có sự nhầm lẫn, họ cho rằng cả nam giới và nữ giới đều đến 18 tuổi là có thể kết hôn. Việc kết hôn sớm, kết hôn trước tuổi quy định là hiện tượng khá phổ biến trong cộng đồng người dân tộc H’Mông. Hiện nay, tại địa bàn nghiên cứu, số cặp vợ chồng kết hôn khi vừa học xong bậc học THCS, khoảng 16 - 17 tuổi còn khá nhiều. So sánh với tuổi kết hôn trung bình trên cả nước năm 2009 (26,2 tuổi) ta thấy một sự cách biệt khá lớn (người H’Mông kết hôn sớm hơn tuổi kết hôn trung bình trên cả nước khoảng 10 năm). Đối với tục tảo hôn, chính quyền địa phương, cùng các ban ngành có thẩm

quyền đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động bà con nhưng kết quả đạt được chưa cao.

Bảng 3.2. Tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên H’Mông

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 77 - 80)