Bảng 3.4. Sự thực hiện vai trò chia sẻ sử dụng biện pháp tránh thai

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 88 - 93)

Bao cao su 46 15,4

Thắt ống dẫn tinh 1 0,3

“Chúng tôi không có thuốc lá dân tộc để tránh thai. Tôi thấy nói cán bộ phát cho bao cao su để nam giới dùng tránh bị có thêm con, nhưng nhiều người bảo dùng cái đó không thích đâu. Chủ yếu là các bà ý biết phải làm thế nào để không có thêm con nữa chứ chúng tôi thì không biết đâu, các bà ấy đẻ con thì các bà mới biết” (Nam, 43 tuổi, mù chữ, làm ruộng).

“Người Mông cũng có thuốc lá để tránh thai nhưng rất ít người biết và sử dụng, bây giờ rừng không còn nhiều nữa nên cây thuốc cũng không còn nhiều chỗ để mọc, dần dần thuốc lá cây rừng bị ít đi. Nam giới người Mông sử dụng biện pháp tránh thai rất ít, chủ yếu ở người trẻ và người biết chữ thôi. Cán bộ phát cho bao cao su thì cũng có người dùng, nhưng chủ yếu họ bảo vợ tính cho vòng kinh để kiêng không ngủ cùng, họ không biết nhiều về triệt sản đâu” (Nam, 34 tuổi, hết tiểu học, làm ruộng).

Vai trò của nam giới trong việc chia sẻ gánh nặng sử dụng các biện pháp tránh thai còn rất hạn chế, nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ đẻ con nên phụ nữ mới tránh thai. Một nghiên cứu được thực hiện ở xã Cẩm Ân, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái cũng cho thấy kết quả chỉ có 25% nam giới sử dụng biện pháp tránh thai. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trách nhiệm tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình đè nặng lên đôi vai người phụ nữ, nam giới ít có sự chia sẻ mặc dù họ cũng có sự hiểu biết và thái độ khá ủng hộ việc sử dụng biện pháp tránh thai [Nguyễn Hoàng Nga, 2007]. So sánh với một số nghiên cứu khác có đề cập đến việc sử dụng BPTT hiện đại để giãn khoảng cách sinh và giảm tỷ lệ sinh cho thấy phụ nữ và nam giới người H’Mông có tỷ lệ sử dụng BPTT thấp nhất, đặc biệt là nhóm nam giới tại địa bàn nghiên cứu. Người phụ nữ H’Mông thường lao động vất vả, hay phải mang vác

nặng và đi làm nương xa nên họ gặp nhiều tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai như đau bụng, ra huyết, viêm nhiễm phần phụ... Mặc dù đây là phương pháp phổ biến nhất nhưng nhiều chị em không thể dùng biện pháp này để tránh thai. Chính vì thế phụ nữ H’Mông cũng mong muốn được chồng san sẻ cùng tìm cách để không bị “ra con” nhanh và nhiều quá.

“Mình đặt vòng bị đau không chịu được nên phải bỏ ra, bây giờ thì tính ngày để kiêng ngủ cùng, chồng từ trước đến nay đều không sử dụng biện pháp gì cả, mình không nói được chồng đâu, như thế mọi người bảo là không tốt. Mình cũng muốn chồng giúp cho việc này nhưng ở đây mọi người đều thế cả” (Nữ, 22 tuổi, tiểu học, làm ruộng).

Muốn nhưng không dám nói ra điều mình mong muốn là đặc trưng chung của phụ nữ dân tộc H’Mông. Phụ nữ thế hệ sau học theo cách cư xử của phụ nữ ở thế hệ trước, cam chịu và nhẫn nhịn. Xét từ góc độ nam giới sử dụng BPTT cho thấy nam giới chưa làm tốt vai trò chia sẻ trách nhiệm thực hiện KHHGĐ với người phụ nữ.

3.3. Vai trò c a nam gi i dân t c H’Mông trong ch m sóc s c kho bà m mang thai

3.3.1. Nam gi i nh n th c v vai trò c a b n thân trong ch m sóc s c kho bà m mang thai

Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai là chìa khoá then chốt để đảm bảo sự an toàn cho bà mẹ trong suốt thời kì thai nghén và sinh đẻ, đồng thời còn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai, những yêu cầu cần được đặc biệt chú ý đó là: thăm khám thai định kỳ; tiêm phòng uốn ván; chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Trong cộng đồng dân tộc H’Mông, mang thai và sinh đẻ là câu chuyện của tự nhiên. Vậy những người nam giới trong cộng đồng có nhận thức như thế nào về vai trò của họ trong chăm sóc bà mẹ mang thai? Câu hỏi này sẽ được làm rõ trong nội dung dưới đây.

3.3.1.1. Về yêu cầu thăm khám thai định kì

Thai nghén là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ bà mẹ mang thai như chửa ngoài tử cung, doạ sảy thai, sảy thai, đẻ non, … Kinh nghiệm dân

gian cho thấy “người chửa - cửa mả”, dễ thấy mang thai và sinh con có thể khiến người phụ nữ gặp những rủi ro, thiệt thòi về sức khoẻ, thậm chí cả sinh mạng. Để tránh những nguy cơ nói trên, bà mẹ mang thai cần có chế độ quản lý thai nghén sớm, trong suốt 9 tháng thai kì, thai phụ cần được đi khám thai ít nhất 3 lần vào những thời điểm quan trọng như 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần nhằm phát hiện sớm những rủi ro, nguy hiểm có thể gặp phải. Đây là những kiến thức phổ thông, đòi hỏi mọi người trong độ tuổi sinh đẻ đều phải nắm được và nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên, trong cộng đồng dân tộc H’Mông ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã vẫn còn 39% số nam giới được hỏi không biết rằng phụ nữ mang thai cần phải được thăm khám thai định kì.

Số liệu điều tra cho thấy có 61% người chồng cho rằng họ biết rõ thai phụ cần phải được thăm khám thai. Tuy nhiên, sự “Biết rõ” chỉ dừng lại ở chỗ họ biết là phải đi khám thai, nhưng cụ thể khám thai mấy lần, khám vào thời điểm nào trong suốt 9 tháng thai kì thì họ lại không biết. Con số này phần nào phản ánh sự tiến bộ về nhận thức của những người chồng H’Mông về hoạt động chăm sóc người vợ mang thai. Sự tiến bộ trong nhận thức của nam giới có lẽ là kết quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước nói chung và đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nói riêng trong những năm gần đây. Kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện nâng cao nhận thức cho người dân về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ mang thai.

“… Xem tivi thấy họ nói là người có chửa thì phải đến các cơ sở y tế để khám thai, cán bộ dân số và cán bộ y tế ở xã cũng nói thế” (Nam, 34 tuổi, THCS, làm ruộng).

Hiện nay thì y tế bản thường bắt chúng tôi phải đưa vợ đi khám, nên chúng tôi cũng có đi khám. Vì ông y tế nói là đi khám sẽ giúp phát hiện một số loại bệnh bẩm sinh cho con. Còn việc đi khám mấy lần trong 9 tháng thì tôi cũng không biết rõ, nhưng thường thì chửa được 6 tháng chúng tôi mới đi khám” (Nam, 24 tuổi, THCS, làm ruộng)

Như vậy, nhận thức của người chồng về yêu cầu thăm khám thai mới chỉ dừng lại ở mức độ biết rằng khi người vợ mang thai thì nên đi khám thai ở cơ sở y tế, theo sự hướng dẫn của cán bộ dân số. Tuy nhiên, vì sao phải đi khám thai, khám bao nhiêu lần và vào những thời điểm nào thì hầu hết những người chồng được hỏi đều chưa hiểu được. Dù sao, so với trước đây, nhận thức của người chồng về yêu cầu thăm khám thai cho người vợ mang thai cũng đã có sự tiến bộ hơn rất nhiều. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, kết quả điều tra như trên còn phản ánh những nỗ lực đáng kể của chính quyền địa phương trong công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai cho người dân. Hội phụ nữ xã thường kết hợp với cán bộ y tế của xã, mỗi năm tổ chức 2 đợt đến từng cụm bản để giáo dục, vận động bà con sinh đẻ có kế hoạch, đồng thời biết chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.

“Đồng bào hiện nay cũng có nhiều tiến bộ rồi, chúng tôi cũng thường xuyên quan tâm đến đời sống của bà con. Ở những bản xa trung tâm, đường xá đi lại khó khăn, chúng tôi thường xuyên đến để động viên bà con, giúp họ tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống…” (Nam, 43 tuổi, đại học, cán bộ xã).

Khi xem xét nhận thức của người chồng về vai trò của bản thân đối với yêu cầu thăm khám thai cho người vợ mang thai, hầu hết những người chồng được hỏi có nhận thức khá tích cực, nhiều người chồng đồng ý rằng khám thai cho người vợ mang thai là cần thiết.

“Tôi nghĩ nên đi khám vì đi khám mới biết thai có khoẻ mạnh không, tôi không biết nên khám bao nhiêu lần và vào thời điểm nào, tôi biết được một ít qua việc xem TV”(Nam, 34 tuổi, tiểu học, làm ruộng).

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số người chồng có thái độ ít ủng hộ việc thăm khám thai.

“Theo tôi phụ nữ mang thai bình thường thì không cần đi khám chỉ đi khám khi bị đau bụng hoặc có gì đó bất thường...” (Nam, 49 tuổi, tiểu học, làm ruộng).

“Không cần đi khám thai vì cứ cho nó ăn uống đủ bữa thì con sẽ không sao cả. với lại chẳng biết trong chín tháng khám bao nhiêu lần nữa. Vì chưa

được nghe thông tin này cả nên không biết” (Nam, 52 tuổi, mù chữ, làm ruộng).

Tóm lại, nhận thức của người chồng dân tộc H’Mông về vai trò của bản thân đối với yêu cầu thăm khám thai cho người vợ mang thai đã có nhiều biến đổi theo xu hướng tích cực hơn so với trước đây. Đã có những người chồng biết rằng khi vợ mang thai thì cần đi khám thai ở cơ sở y tế để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và con. Mặc dù những người chồng đó chưa thực sự hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng và nhất là những thời điểm cần thiết để đi khám thai, tuy nhiên thực trạng trên phản ánh xu hướng biến đổi tích cực trong bức tranh về tình hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai trong cộng đồng các dân tộc

Một phần của tài liệu Vai trò của nam giới dân tộc h’mông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 88 - 93)