- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
2.2.3. Những quy định về cơ chế tuyển dụng viên chức
Để thấy được sự thay đổi về tuyển dụng viên chức từ sau ngày thành lập nước đến nay chúng ta khảo sát các quy định của pháp luật qua các giai đoạn:
- Giai đoạn những năm 1940 của thế kỷ XX, các quy định về tuyển dụng viên chức tương tự như quy định đối với công chức.
Ví dụ, Sắc lệnh của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa số 188/SL ngày 29/5/1948 quy định:
+ Những người được tuyển dụng sẽ bộ vào một trong 5 hạng sau này, tùy theo văn bằng và trình độ học thức hay năng lực;
+ Đối với công chức đồng bào miền núi, sẽ có những thể lệ ưu đãi về việc tuyển dụng;
+ Những quân nhân có chiến công khi giải ngũ, muốn vào làm công chức, sẽ qua một kỳ thi riêng.
- Giai đoạn giữa những năm 1950 đến năm 1960 của thế kỷ XX, việc tuyển dụng viên chức được áp dụng theo Quy chế về Công chức năm 1950. Việc tuyển dụng viên chức đã có những quy định rất cụ thể. Điều kiện chung để một người được tuyển trạch vào một ngạch công chức (viên chức):
1. Có quốc tịch Việt Nam; 2. Đủ 18 tuổi. Đối với vài ngạch đặc biệt, quy tắc có thể ấn định một hạn tuổi tối thiểu cao hơn; 3. Hạnh kiểm tốt; 4. Có
quyền công dân; 5. Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của một y sĩ công (Điều 15, Quy chế về Công chức 1950).
Trong điều kiện tuyển dụng không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần trong xã hội. Quy định này thể hiện sự bình đẳng, dân chủ trong việc tuyển dụng công chức.
Về hình thức tuyển dụng, Quy chế quy định theo ba cách: Qua kỳ thi; theo học bạ hay văn bằng; theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch" (Điều 14 Quy chế về Công chức năm 1950).
Quy chế về Công chức năm 1950 cũng quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với "đồng bào thiểu số, cựu chiến binh thương binh, quân nhân có chiến công" (Điều 16).
Quy chế năm 1950 quy định nguyên tắc tuyển dụng dựa trên cơ sở nhu cầu công việc, vì việc mà tuyển người, và phải thực hiện công khai (Điều 17). Kết quả tuyển dụng dựa trên kết quả thi tuyển, bảo đảm lựa chọn được người có kết quả cao nhất trong kỳ thi.
Một điểm đặc biệt của Quy chế này trong việc quy định về tuyển dụng công chức, là ngoài việc quy định tuyển dụng công chức theo ba hình thức trên thì còn quy định chế độ công chức tuyển theo hợp đồng (Điều 22). Quy định này đã tạo cho các cơ quan nhà nước chủ động hơn trong việc bổ sung nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thực tế công việc.
- Giai đoạn cuối những năm 1950 và năm 1960 của thế kỷ XX, việc tuyển dụng viên chức được quy định chung với các loại đối tượng khác bao gồm cả những người làm trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sản xuất, xí nghiệp.
Thông tư số 18/LĐ-TT ngày 8/7/1959 của Bộ Lao động về việc hướng dẫn thi hành việc tuyển dụng người vào biên chế các xí nghiệp, công, nông, lâm trường của Chính phủ đã quy định các nguyên tắc về tuyển dụng, những đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng người mới vào biên chế.
- Giai đoạn những năm 1960 - cuối năm 1970 của thế kỷ XX, việc tuyển dụng viên chức vẫn được áp dụng chung với những người làm việc trong khu vực hành chính, sự nghiệp và sản xuất.
Cơ sở pháp lý cho việc tuyển dụng người vào các xí nghiệp, cơ quan nhà nước là Nghị định số 24/CP ngày 8/11/1962 của Hội đồng Chính phủ về ban hành Điều lệ tuyển dụng công nhân, viên chức nhà nước. Nghị định quy định những căn cứ để tuyển dụng người vào các xí nghiệp, cơ quan nhà nước. Theo quy định của Điều 1 Nghị định 24/CP "Việc tuyển dụng người vào các xí nghiệp, cơ quan nhà nước căn cứ vào: nhu cầu sản xuất và công tác; chỉ tiêu lao động và chỉ tiêu biên chế đã được Chính phủ quy định cho xí nghiệp, cơ quan". Việc tuyển dụng công nhân, viên chức nhà nước dựa trên nguyên tắc xét tuyển và "phải căn cứ vào những điều kiện sau đây: a. Có quyền công dân, có lý lịch rõ ràng, tự nguyện phục vụ; b. Có trình độ thích hợp với công việc; c. Có đủ sức khỏe và đủ 18 tuổi".
Việc tuyển dụng theo hình thức xét tuyển trên cơ sở biên chế được giao và phân phối trực tiếp sau khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, tạo cơ sở cho nhà nước quản lý tập trung, thống nhất số lao động làm việc trong khu vực nhà nước và điều động công nhân, viên chức nhà nước một cách kịp thời, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ có chiến tranh. Tuy nhiên những hạn chế của việc xét tuyển là:
+ Việc xét tuyển chủ yếu dựa trên lý lịch và bằng cấp, chưa chú trọng đến năng lực thực sự của người được dự tuyển;
+ Các tiêu chuẩn xét tuyển chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, nên việc tuyển dụng phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền;
+ Tuyển dụng phụ thuộc vào biên chế được nhà nước quy định, nên hình thành cơ chế "xin - cho biên chế" và "xin - cho" trong việc tuyển dụng;
+ Phân công công tác đối với những người tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng… nhưng giữa kế hoạch đào tạo và kế hoạch tuyển dụng chưa thống nhất, nên tạo nên áp lực đối với cơ chế "xin - cho" trong quá trình tuyển dụng; + Tuyển dụng phân công, công tác còn phụ thuộc vào yêu cầu của cuộc kháng chiến, nên nhiều trường hợp, việc phân công công tác không đúng chuyên môn đào tạo, năng lực, sở trường của người được tuyển dụng; đội ngũ công nhân, viên chức nhà nước luôn bị xáo trộn, không mang tính chuyên nghiệp, họ làm việc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức.
+ Trong thời gian dài, nhiều cơ quan tuyển dụng không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tuyển dụng, dẫn đến tuyển dụng ồ ạt, làm cho biên chế nhà nước ngày càng tăng, nhưng chất lượng chưa được đảm bảo.
- Giai đoạn đầu những năm 1980 của thế kỷ XX, cơ chế tuyển dụng viên chức phải trên cơ sở chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ (Thông tư số 20-LĐ/TT ngày 17/9/1982 về việc áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức nhà nước). Như vậy, việc tuyển dụng viên chức đã được chú ý về mặt chất lượng và tính chuyên nghiệp.
- Giai đoạn từ năm 1991 đến nay, việc tuyển dụng mới công chức, viên chức đã áp dụng cơ chế thi tuyển cạnh tranh, xem xét, đánh giá trên cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức mà người đó được tuyển dụng.
Điều 23 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 quy định, khi tuyển dụng cán bộ, công chức:
Cơ quan, tổ chức tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đúng với tiêu chuẩn nghiệp vụ và thông qua thi tuyển theo quy định của pháp luật. Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự.
Nghị định 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998, về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định điều kiện tham gia tuyển dụng (Điều 6) gồm: Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; tuổi đời dự tuyển đối với nam phải từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi; đối với nữ từ 18 đến 35 tuổi. Trường hợp người dự tuyển là sĩ quan trong lực lượng vũ trang hoặc là viên chức trong doanh nghiệp nhà nước, thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn; có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo yêu cầu trình độ của ngạch dự tuyển; có đủ sức khỏe để đảm nhận công vụ; Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Điểm hạn chế của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, Nghị định 195/1998/NĐ-CP chưa phân biệt tiêu chuẩn tuyển dụng viên chức với cán bộ, công chức nói chung, không quy định nguyên tắc tuyển dụng. Mặt khác, Nghị định 1995/1998/NĐ-CP quy định sự bất bình đẳng về tuổi tham dự tuyển cán bộ, công chức giữa nam và nữ (nam từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi, trong khi đó nữ chỉ có từ 18 tuổi đến 35 tuổi), sự bất bình đẳng này được sửa đổi lại tại Nghị định số 56/2000/NĐ-CP ngày 12/10/2000.
Hình thức tuyển dụng công chức qua thi tuyển được tiếp tục thực hiện cho đến nay.
Ngày 10/10/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngoài các tiêu chuẩn quy định về tuyển dụng đối với viên chức như trước đây được quy định tại Nghị định số 56/2000/NĐ-CP còn quy định: Đối với các trường hợp đăng ký dự tuyển vào một số ngành nghề đặc biệt mà đang ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên đến 18 tuổi thì thực hiện theo chế độ hợp đồng (điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị
định 116/2003/NĐ-CP). Tuyển dụng viên chức ngoài hình thức thi tuyển còn áp dụng thêm hình thức xét tuyển (Điều 6 Nghị định 116/2003/NĐ-CP).
Để khắc phục những vấn đề bất cập trong các quy định về tuyển dụng Luật Viên chức mới đã có những quy định cụ thể về cơ chế tuyển dụng viên chức (Điều 20, 21, 22, 23, 24): Luật viên chức có quy định việc lựa chọn phương thức tuyển dụng là do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Điều này đã góp phần thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp và phát huy thẩm quyền của người đứng đầu. Đây cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta. Mặt khác, việc tuyển dụng viên chức đã có cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thẩm quyền đó. Ví dụ như quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm; Quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị; Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật thanh tra… Ngoài ra còn có cấp ủy Đảng và đại diện tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ… Bên cạnh đó, hoạt động của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trong quản lý viên chức còn phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cấp trên trực tiếp và cơ quan quản lý nhà nước về viên chức; Luật cũng quy định người đăng ký dự tuyển làm viên chức phải là người có quốc tịch Việt Nam và phải cư trú tại Việt Nam.. Quy định như vậy bởi hoạt động của viên chức phải gắn với đơn vị sự nghiệp công lập, do vậy không thể có viên chức làm việc thường xuyên tại Việt Nam mà định cư ở nước ngoài.
Tóm lại, các quy định về tuyển dụng viên chức ở nước ta hiện nay đã có những thay đổi rất lớn từ việc quy định hình thức xét tuyển là phổ biến chuyển sang quy định hình thức thi tuyển là phổ biến, đã có sự phân biệt giữa tuyển dụng công chức với viên chức. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về tuyển dụng vẫn chưa tạo được sự thu hút rộng rãi sự tham gia của công dân vào tuyển dụng; tính cạnh tranh, khách quan, công bằng trong quá trình tuyển