Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về quản lý viên chức, đồng thời kế thừa và hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 96 - 97)

- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

3.2.4.Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về quản lý viên chức, đồng thời kế thừa và hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện

chức, đồng thời kế thừa và hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong giai đoạn hiện nay

Để quản lý, sử dụng một đội ngũ viên chức đông đảo và có vị trí quan trọng trong xã hội, đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống quy định pháp luật thống nhất, toàn diện. Pháp luật về viên chức phải xác lập đầy đủ, đồng bộ các cơ sở pháp lý vững chắc, có giá trị cao nhằm xây dựng đội ngũ viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước; phát huy tính năng động, sáng tạo của viên chức trong thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy cần phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về quản lý viên chức để có thể xây dựng pháp luật viên chức phù hợp với tình hình đất nước và có giá trị cao.

Không chỉ ở nước ta, mà tất cả các quốc gia đều có dịch vụ công để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ phát triển, khả năng tài chính, việc tổ chức dịch vụ công cũng khác nhau. Có những loại dịch vụ công cần thiết phục vụ cho các nhu cầu cơ bản của xã hội mà nhà nước phải có trách nhiệm cung ứng hoặc điều tiết, kiểm soát việc cung ứng nhằm đảm bảo sự ổn định, công bằng xã hội, đáp ứng các nhu cầu an sinh xã hội (ví dụ, chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục ở trình độ phổ cập, nghiên cứu khoa học cơ bản hoặc những hoạt động sự nghiệp khác khó tạo ra lợi nhuận, ở các vùng đặc biệt khó khăn). Bên cạnh đó, có cả dịch vụ mà Nhà nước và xã hội cùng thực hiện cung cấp. Tuy nhiên, cũng có dịch vụ công mà các thành phần kinh tế khác có thể thực hiện việc cung ứng một cách hiệu quả, chẳng hạn du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí. Do vậy, để tránh phân tán về nguồn lực, bảo đảm hiệu quả, pháp luật về viên chức cần có những quy định định hướng cho việc

tổ chức, cung cấp dịch vụ công. Theo đó cần xác định đúng vai trò của Nhà nước trong việc tham gia cung ứng các dịch vụ công cho xã hội, xác định rõ những lĩnh vực nào do Nhà nước đảm nhận, lĩnh vực nào Nhà nước tham gia, còn những lĩnh vực dịch vụ công nào sẽ do các chủ thể khác trong xã hội thực hiện. Vì vậy, chúng ta cũng nên tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài khi xây dựng, ban hành pháp luật về viên chức, dịch vụ công. Đây là những vấn đề quan trọng để tạo cơ sở cho việc xây dựng phát triển đội ngũ viên chức nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của viên chức.

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 96 - 97)