- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
2.2.7. Nhận xét chung pháp luật về viên chức
Mặc dù có những bước phát triển về chất lượng nhưng nhìn chung, pháp luật về viên chức ở nước ta hiện nay cũng còn nhiều điểm hạn chế. Cụ thể là:
Thứ nhất, pháp luật còn phân tán và thiếu một định hướng dài hạn cho việc phát triển đội ngũ viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, các quy định pháp luật chưa phân biệt và làm rõ những đặc thù của đội ngũ viên chức so với đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó chưa tạo ra cơ chế quản lý, sử dụng thực sự phù hợp, hiệu quả.
Thứ ba, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng viên chức chưa được thể hiện trong các văn bản pháp luật riêng, có giá trị pháp lý cao, có tính khái quát, điều chỉnh ở tầm vĩ mô, có tính chất định hướng, ổn định, lâu dài và bảo đảm thực hiện cao mà chủ yếu được ban hành dưới dạng nghị định, thông tư.
Thứ tư, các quy định của pháp luật về hệ thống cơ chế, chính sách về viên chức còn chưa cụ thể, chưa có sự đổi mới kịp thời với quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, với quá trình trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Cho đến thời điểm hiện nay, ngoài một số đạo luật chuyên ngành có điều chỉnh các nội dung liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức ở một số ngành cụ thể (như Luật Giáo dục, Luật Khám bệnh chữa bệnh…), văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định về việc quản lý, sử dụng viên chức là Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Tuy nhiên văn bản này cũng chỉ quy định những vấn đề, mang tính khái quát về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nói chung; còn những nội dung cụ thể về viên chức được điều chỉnh trong các nghị định của Chính phủ hoặc thông tư của các bộ, ngành. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính minh bạch, thống nhất của pháp luật về viên chức ở nước ta.
Chương 3
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về viên chức
trong thời kỳ hội nhập ở Việt Nam