Những quy định về khen thưởng, kỷ luật viên chức

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 78 - 83)

- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

2.2.6.Những quy định về khen thưởng, kỷ luật viên chức

Khen thưởng là một trong những biện pháp quan trọng để động viên viên chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; mặt khác ghi nhận, tôn vinh những công lao, thành tích đóng góp của viên chức đạt được trong quá trình thực hiện dịch vụ công. Vì vậy, các quy định về khen thưởng viên chức cũng được ban hành, cùng với các điều chỉnh khác của pháp luật về viên chức.

Điều 37 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 quy định: cán bộ, công chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức như: Giấy khen; Bằng khen; Danh hiệu vinh dự nhà nước; Huy chương; Huân chương. Việc khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các quy định quan trọng của pháp luật về thi đua, khen thưởng như: Nghị định 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 về việc quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ

thưởng huân chương lao động; Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003 (sửa đổi, bổ sung ngày 14/6/2005); Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Như vậy, về tổng thể, việc khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo những quy định chung của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Đây là đặc điểm của các quy định về khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta từ sau ngày thành lập nước đến nay (2/9/1945). Bởi vì các quy định về thi đua, khen thưởng trước năm 1998 cũng quy định tương tự như vậy. Chẳng hạn, Nghị quyết 47-NQ/HĐNN của Hội đồng nhà nước ngày 29/9/1981 ban hành Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghị quyết này đã được áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức có thành tích trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước…

Các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với viên chức hiện hành chưa thật sự là yếu tố kích thích viên chức làm việc tốt hơn, do giá trị vật chất kèm theo phần "khen" còn khiêm tốn, trong khi để đạt được danh hiệu lao động giỏi, tiên tiến, họ phải phấn đấu liên tục cả năm. Còn việc xét nâng bậc lương trước thời hạn, khống chế tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn không quá 5% tổng số người trong biên chế hưởng lương được nâng bậc lương trước thời hạn trong 1 năm, nên số người được nâng bậc lương trước thời hạn cũng không được nhiều. Như vậy, một người, chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ, cứ đều đặn 3 năm (hoặc 2 năm theo ngạch viên chức), họ được lên lương một cách đều đặn, đủ thâm niên, hệ số lương thì được thi nâng ngạch. Quy định đãi ngộ viên chức như vậy đã tạo nên tâm lý "sống lâu lên lão làng", "đến hẹn lại lên", triệt tiêu tư tưởng phấn đấu vươn lên của đội ngũ viên chức, tạo ra đội ngũ viên chức trì trệ.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, không tránh khỏi những trường hợp viên chức vi phạm kỷ luật nhà nước, vi phạm pháp luật dẫn đến hệ quả là Nhà nước xử lý kỷ luật đối với viên chức đó. Các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức được hình thành rất sớm, tiếp tục hoàn thiện phát triển theo thời gian.

Theo Điều 56 Quy chế Công chức năm 1950, thì tùy theo lỗi nhẹ hay nặng, công chức phạm lỗi sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, hoãn dụ thăng thưởng trong hạn một hay hai năm, xóa tên trong bảng thăng thưởng, giáng một hay hai bậc, từ chức bắt buộc, cách chức.

Quy chế cũng quy định quyền bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị xem xét kỷ luật (Điều 59 của Quy chế). Đây là một điểm đáng chú ý trong việc xử lý kỷ luật công chức (viên chức) theo Quy chế này. Trong các quy định sau này về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, Nhà nước ta không quy định cán bộ, công chức, viên chức có quyền nhờ người khác bào chữa. Trong trường hợp viên chức vi phạm pháp luật hình sự thì ngoài việc viên chức phải chịu trách nhiệm hình sự, viên chức vẫn phải chịu trách nhiệm kỷ luật (Điều 69 của Quy chế). Nếu công chức, viên chức bị cách chức, thì sẽ không được tuyển bổ vào ngạch nữa.

Các quy định trên đã tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức, góp phần tạo ra trật tự pháp luật, pháp chế trong thực thi nhiệm vụ, cùng với cả nước thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Những năm tiếp theo từ 1960 - 1968, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nhiều thay đổi, số lượng cán bộ, công chức, viên chức tăng lên nhanh chóng. Cán bộ, công chức, viên chức vẫn chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật. Vì vậy, các quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, công nhân nhà nước được áp dụng chung cho viên chức.

hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước. Các hình thức kỷ luật được quy định tại Điều 5 Nghị định 195-CP bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác, buộc thôi việc. Nghị định 195 - CP cũng quy định quyền khiếu nại; thời gian xét xóa bỏ kỷ luật là một năm.

Như vậy, so với các quy định về kỷ luật viên chức được áp dụng theo Quy chế Công chức năm 1950, thì các quy định về kỷ luật trong Nghị định 195-CP đã có những thay đổi nhất định về hình thức kỷ luật. Việc thay đổi này nhằm phù hợp với việc mở rộng các đối tượng kỷ luật (bao gồm cả công nhân trong các xí nghiệp nhà nước). Mặt khác, Nghị định 195-CP cũng quy định rõ hơn về thời hạn thi hành quyết định kỷ luật, quyền khiếu nại của người bị kỷ luật. Các văn bản thi hành bước đầu đã có những giải thích về các trường hợp kỷ luật. Song những quy định này cũng chưa được lượng hóa nhiều, phần lớn là định tính. Do vậy, việc kỷ luật trên thực tế, có nhiều trường hợp thiếu tính khách quan, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Hội đồng kỷ luật.

Năm 1979, Hội đồng Chính phủ có Nghị định số 217-CP ngày 08/6/1979 ban hành Bản quy định về chế độ trách, chế độ kỷ luật, chế độ bảo về của công, chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cả cơ quan nhà nước. Theo Bản quy định này, việc xử lý kỷ luật đã có sự thay đổi về nhiều hình thức: không được xét khen thưởng hàng năm; bị kéo dài thời hạn xem xét nâng bậc lương; khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương hoặc hạ chức vụ; cách chức; buộc thôi việc; truy tố trước tòa án để trừng trị theo pháp luật.

Từ năm 1998 đến nay, các quy định về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã có những thay đổi nhất định.

Về đối tượng, hình thức kỷ luật, Điều 39 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 quy định:

1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

a. Khiển trách; b. Cảnh cáo; c. Hạ bậc lương; d. Hạ ngạch; đ. Cách chức; e. Buộc thôi việc.

Cụ thể hóa chi tiết, hướng dẫn thi hành quy định Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 về xử lý kỷ luật công chức (viên chức), Chính phủ ban hành Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.

Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, Nghị định 97/1998/NĐ-CP đã quy định tương đối đầy đủ và thống nhất thủ tục xử lý kỷ luật, về thời hiệu xử lý kỷ luật, về thời hiệu xử lý kỷ luật, thời hạn thi hành quyết định kỷ luật.

Tuy nhiên, trong những văn bản này còn hạn chế như: thế nào là vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, gây tổn hại lớn cho nhà nước, tái phạm, vi phạm nhiều lần, không đủ phẩm chất, đạo đức, không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc là những vấn đề mà các văn bản trên quy định chưa rõ. Điều này gây khó khăn cho việc xử lý, thậm chí làm phát sinh cả hiện tượng tiêu cực trong xử lý kỷ luật viên chức.

Sau khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi lần thứ hai năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức (áp dụng cho cả viên chức); Nghị định 84/2006/NĐ-CP quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xẩy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức do đơn vị mình quản lý, phụ trách…

kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tính chất, mức độ sai phạm.

Năm 2008, Quốc hội khóa XII thông qua Luật Cán bộ, công chức. Trong các hình thức kỷ luật đối với công chức nhà nước có sự thay đổi, hình thức hạ ngạch công chức được thay thế bằng hình thức giáng chức. Do Luật Cán bộ, công chức năm 2008 không điều chỉnh đối tượng là viên chức, nên các quy định về kỷ luật đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn tạm thời thực hiện theo những quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2003) và các văn bản có liên quan về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức được chi tiết hóa, cụ thể hóa để hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998.

Năm 2010, Luật Viên chức được Quốc hội thông qua và các quy định về kỷ luật đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập đã được quy định tại các Điều 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57 của luật này. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 78 - 83)