Những quy định về nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp của viên chức

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 54 - 57)

- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

2.2.1.Những quy định về nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp của viên chức

dưới luật hiện nay như: những người được tuyển dụng, bổ nhiệm theo một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì chưa có luật điều chỉnh. Vì vậy, việc ban hành một luật riêng để tạo khuôn khổ pháp lý hoạt động cho các đối tượng này là cần thiết. Ngày 15/11/2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Viên chức, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. Đây chính là một văn bản pháp luật có giá trị, đặt nền tảng pháp lý thúc đẩy việc xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

2.2. Thực trạng pháp luật về viên chức Việt Nam

2.2.1. Những quy định về nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp củaviên chức viên chức

Khảo sát hệ thống pháp luật về viên chức từ sau ngày thành lập nước đến nay, trong những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành thì các nguyên tắc chung trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức gần như "chồng lấn" với các nguyên tắc trong hoạt động công vụ của công chức.

Mặc dù Hiến pháp 1946, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn này chưa có những quy định trực tiếp về xác lập các nguyên tắc của công vụ trong chế độ mới, song qua những quy định của Hiến pháp năm 1946, có thể thấy công vụ tuân thủ theo những nguyên tắc chung trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước kiểu mới tạo nên một nền công vụ phụng sự nhân dân, Tổ quốc, bao gồm các nguyên tắc:

- Công vụ phục vụ nhân dân, dân tộc, tổ chức, vì "tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Với nguyên tắc này, cán bộ, công chức, viên chức

- Nguyên tắc bình đẳng, dân chủ trong công vụ; Điều 6 Hiến pháp năm 1946 quy định: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa" và "tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật" (Điều 7, Hiến pháp năm 1946). Điều này có nghĩa, trong công vụ mọi người đều bình đẳng trong việc tham gia vào công vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.

- Nguyên tắc "tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc theo tài năng và đức hạnh của mình". Với định hướng này Hiến pháp năm 1946, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được xây dựng trên cả hai tiêu chí: tài năng và đức hạnh.

Như vậy, Hiến pháp năm 1946 đã đặt ra các nguyên tắc có tính chất nền móng về một nền công vụ mới theo hướng phục vụ nhân dân, dân tộc, Tổ quốc; bình đẳng, dân chủ; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải có phẩm chất chuyên môn và trình độ chính trị.

Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 nguyên tắc của tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước tiếp tục được mở rộng, hoàn thiện, do vậy các nguyên tắc cơ bản của công vụ cũng được phát triển theo, bao gồm:

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 4, Hiến pháp năm 1959; Điều 6, Hiến pháp năm 1980; Điều 2, Hiến pháp năm 1992);

- Nguyên tắc công vụ chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa (Điều 6, Hiến pháp năm 1959; Điều 8, Hiến pháp năm 1980; Điều 8, Hiến pháp năm 1992);

- Nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 4, Hiến pháp năm 1959; Điều 6, Hiến pháp năm 1980; Điều 6, Hiến pháp năm 1992);

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 6, Hiến pháp năm 1959; Điều 12, Hiến pháp năm 1980; Điều 12, Hiến pháp năm 1992);

- Nguyên tắc dân chủ trong công vụ (Điều 56, Hiến pháp năm 1980; Điều 53, Hiến pháp năm 1992);

- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều 4, Hiến pháp năm 1980; Điều 4, Hiến pháp năm 1992).

Từ năm 1998 đến nay, các nguyên tắc của công vụ được tập trung trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức (năm 1998), Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/NQ-QH/2001 của Quốc hội).

Trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2003), các nguyên tắc công vụ chưa được đề cấp đến, ngoại trừ việc Pháp lệnh này nhắc lại nguyên tắc Đảng lãnh đạo (Điều 4); nguyên tắc cán bộ, công chức, viên chức chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 2).

Như vậy, cùng với sự phát triển của nhà nước và pháp luật kiểu mới, các quy định về các nguyên tắc của công vụ được kế thừa, phát triển, biểu hiện trước hết là sự phát triển của các nguyên tắc Hiến định liên quan đến công vụ. Những nguyên tắc này đã chi phối toàn bộ nền công vụ và cùng với tổ chức thực tiễn đã xây dựng nên một nền công vụ phục vụ nhân dân, góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trung thành với Nhà nước, Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Tuy nhiên, các nguyên tắc trên chỉ dừng lại ở các quy định của Hiến pháp, chưa được quy định cụ thể, chi tiết, hoặc còn được quy định rời rạc, lẻ tẻ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này làm hạn chế tính hiện thực của các nguyên tắc, giảm đi ý nghĩa thực tiễn cơ bản của các nguyên tắc này.

Hiện nay, pháp luật nước ta đang hoàn thiện theo hướng tách bạch giữa hoạt động công vụ và dịch vụ công. Năm 2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã có hiệu lực thi hành từ 01/01/2010). Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, luật Viên chức nhà nước mới được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày

01/01/2012, vì vậy, trong Luật Viên chức mới quy định cụ thể các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức (Điều 5) để phân biệt với các nguyên tắc trong hoạt động công vụ của công chức quy định trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Trên tinh thần các nguyên tắc chung trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức, các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, chi tiết hóa cho phù hợp với hoạt động của viên chức trong từng lĩnh vực dịch vụ công cụ thể (giáo dục, y tế, khoa học…).

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 54 - 57)