Giai đoạn từ năm 1980 đến năm

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 47 - 49)

- Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta qua hơn hai thập kỷ đã đạt được những thành tựu và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã

2.1.3.Giai đoạn từ năm 1980 đến năm

Theo quy định của các văn bản được ban hành trong thời kỳ này thì viên chức được hiểu là những người làm trong khu vực nhà nước (trừ đối tượng là công nhân).

Trong một thời gian dài những năm 1960 đến đầu thập kỷ 80, ở nước ta hầu như không tồn tại khái niệm "công chức" mà thay vào đó khái niệm "cán bộ, công nhân viên chức nhà nước" rất chung chung, không có sự tách biệt rạch ròi thế nào là công chức, viên chức. Căn cứ vào các văn bản pháp luật thì ở giai đoạn này, thuật ngữ "viên chức nhà nước" được dùng khá phổ biến. Trong đó, có chia các đối tượng là viên chức thành những loại viên chức sau: Viên chức lãnh đạo là những người đứng đầu các cơ quan (hiểu chung là các cơ quan nhà nước), xí nghiệp nhà nước; Viên chức chuyên môn là những người làm công tác kinh tế, kỹ thuật, nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục (trong đó có phần lớn là những đối tượng được hiểu là viên chức theo cách hiểu hiện nay); quan hệ quốc tế, pháp chế (trong đó có cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, trọng tài viên…); Viên chức thực

hành nghiệp vụ và kỹ thuật là những người làm công tác hạch toán và kiểm tra, hành chính, chuẩn bị tư liệu, làm công tác phục vụ.

Sự ra đời của Hiến pháp năm 1980

Đến Hiến pháp năm 1980, thuật ngữ "cán bộ, viên chức nhà nước" bắt đầu được sử dụng chính thức. Điều 8 của Hiến pháp 1980 quy định: "cán bộ, viên chức nhà nước có nghĩa vụ tận tụy phục vụ nhân dân". Như vậy, theo quy định của Hiến pháp 1980 thì những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước được gọi là "cán bộ, viên chức" trừ những đối tượng là công nhân. Như vậy, so với giai đoạn những năm 1960 đến năm 1980 thì nội hàm của thuật ngữ viên chức có hẹp hơn.

Trong giai đoạn này đáng lưu ý là việc Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 117/CP ngày 15 tháng 7 năm 1982 (quy định Danh mục số 1 về các chức vụ viên chức nhà nước, được phân thành: loại A viên chức lãnh đạo (chia thành 2 nhóm); loại B viên chức chuyên môn (chia thành 5 nhóm); viên chức loại C viên chức thực hành nghiệp vụ kỹ thuật (chia thành 3 nhóm) và một số văn bản cải cách tiền lương đối với viên chức nhà nước.

Các văn bản pháp luật này là cơ sở cho sự hình thành chế độ viên chức theo chức nghiệp. Chế độ viên chức theo chức nghiệp trong giai đoạn này bộc lộ những hạn chế nhất định, đó là không đề cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của viên chức, viên chức được trả lương theo tiêu chí cơ bản, nhất là phụ thuộc vào thâm niên công tác, trong khi đó không có việc nâng ngạch viên chức mà hết ngạch cán sự chuyển sang chuyên viên, hết chuyên viên một chuyển sang chuyên viên hai, chuyên viên ba… mà không tính đến tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành chính của viên chức ở các ngạch. Có thể nói, trong giai đoạn này thời gian phục vụ trong bộ máy nhà nước là tiêu chuẩn cơ bản nhất để xếp lương, xếp ngạch viên chức mà không đòi hỏi những trình độ về

bằng cấp chuyên môn tương ứng. Chế độ này đã không kích thích được việc học tập, phấn đấu vươn lên về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, viên chức.

Như vậy, viên chức theo tinh thần chung ở giai đoạn này là những người làm trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước, thuộc biên chế của Nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước và khác với giai đoạn trước (những năm 1960 và 1970) viên chức nhà nước thường được hiểu là những người làm tại khu vực sản xuất, kinh doanh nhưng đến giai đoạn này, viên chức nhà nước đã mở rộng đến những đối tượng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, nghiên cứu khoa học…(Thông tư số 11/LĐ-TT ngày 18/9/1985 của Bộ lao động hướng dẫn xếp bậc lương cho công nhân viên chức khu vực nhà nước).

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 47 - 49)