Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 49 - 53)

- Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta qua hơn hai thập kỷ đã đạt được những thành tựu và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã

2.1.4. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

- Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2003

Văn bản được ban hành vào giai đoạn này quy định viên chức không bao gồm những người làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, thuật ngữ công chức đã xuất hiện trở lại và bao hàm những đối tượng này.

Do sự khủng hoảng về kinh tế những năm cuối 1970 và đầu những năm 1980 mà nguyên nhân một phần lớn là do tính chất quan liêu của bộ máy hành chính khiến cho áp lực cải cách ngày càng trở lên cần thiết. Vì thế mà Nghị định số 169/ HĐBT ngày 25 tháng 5 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công chức đã ra đời. Đây là văn bản rất quan trọng, thuật ngữ công chức được sử dụng lại và báo hiệu xu hướng mới trong quy định của pháp luật về công vụ và công chức. Tuy nhiên, theo nội dung của Nghị định thì một phần đối tượng điều chỉnh là "Những người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách" - (được hiểu là viên chức hiện nay) được coi là công chức. Vì vậy, phạm vi chồng lấn giữa hai khái niệm công chức và viên chức theo cách hiểu hiện đại vẫn xảy ra

ở giai đoạn này. Song, so với giai đoạn những năm trước đó (những năm 1970 đến 1980) thì nội hàm của viên chức có xu hướng "khoanh" lại do sự xuất hiện của khái niệm "công chức" đã bao hàm nhiều đối tượng trước đó chúng ta gọi là viên chức.

Hệ quả của việc chồng lấn này là, một số đối tượng là công chức như giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học…. (hiểu là viên chức hiện nay) vẫn chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 169-HĐBT ngày 5/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về công chức nhà nước giai đoạn đó.

Mặt khác, khi so sánh nội hàm về công chức trong Nghị định 169-HĐBT với Sắc lệnh 76/SL năm 1950 đã đề cập ở phần trên thì Nghị định 169-HĐBT có nội hàm rộng hơn, "mở hơn" bao gồm cả những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, giao chức vụ thường xuyên ở cả trung ương và địa phương (Quy chế công chức năm 1950 chỉ gọi những người làm ở cơ quan hành chính trung ương là công chức), nhưng so với giai đoạn những năm 1960 đến 1980 (giai đoạn không gọi công chức độc lập mà là "viên chức nhà nước") thì Nghị định 169-HĐBT lại có xu hướng "khoanh" lại. Bởi vì, những văn bản pháp luật giai đoạn 1960-1980 đều gọi là "cán bộ, viên chức nhà nước" chung chung.

Như vậy, đây là văn bản có tính giao thời và bắt đầu có bước manh nha để tách biệt lại hai khái niệm cán bộ, công chức sau này.

Mặc dù vậy, các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta giai đoạn này thường sử dụng khá phổ biến đồng thời ba thuật ngữ: "cán bộ, công chức, viên chức" mà rất khó xác định các "vùng chồng lấn" trong nội hàm của 3 thuật ngữ trên.

Sự ra đời của Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp năm 1992 và được sửa đổi bổ sung năm 2001 không sử dụng thuật ngữ công chức mà sử dụng thuật ngữ cán bộ, viên chức: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy

phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân" (Điều 8). Như vậy, theo như quy định của Hiến pháp thì những người phục vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước bao gồm cả cán bộ và viên chức.

Thuật ngữ viên chức được hiểu theo nghĩa rất rộng gồm tất cả những người trong biên chế của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và cả trong tổ chức kinh tế của nhà nước (trừ công nhân). Trong nhiều văn bản pháp luật khác, thuật ngữ cán bộ - công chức, cán bộ - viên chức nhiều khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa, có nội hàm và ngoại diên như nhau (Thông tư của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ số 32/TCCP-BCTL ngày 20/1/1996 về hướng dẫn nội dung thi tuyển và hình thức thi tuyển vào các ngạch công chức - viên chức). Nhưng cũng có trường hợp cán bộ - công chức được sử dụng với nghĩa hẹp hơn như là một bộ phận của cán bộ, viên chức.

- Giai đoạn từ năm 2003 đến năm2008

Các văn bản được ban hành trong giai đoạn này quy định viên chức là những người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập và có xu hướng tách biệt hoàn toàn với công chức.

Với việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003, Nhà nước đã bước đầu phân định lại khu vực hành chính nhà nước với khu vực sự nghiệp, tạo cơ sở cho việc xây dựng cơ chế quản lý phù hợp đối với đội ngũ viên chức sự nghiệp. Theo đó, mặc dù vẫn có sự chồng lấn về khái niệm công chức và viên chức về một số đối tượng như Pháp lệnh năm 1998 (theo cách hiểu hiện hành viên chức là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp) nhưng trong phần khái niệm về công chức trong Pháp lệnh năm 2003 đã không còn quy định cứng: công chức phải là những người hưởng ngân sách từ nhà nước như Pháp lệnh năm 1998 nữa mà chỉ quy định: "trong biên chế" nhằm tạo điều kiện "mở hơn" cho các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn này.

Về phạm vi chồng lấn về nội hàm giữa hai khái niệm công chức và viên chức, Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 vẫn quy định "Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội" là công chức, nhưng theo cách hiểu hiện nay thì nhiều đối tượng vẫn được hiểu là viên chức (giống như giai đoạn trước đó).

Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là, tiếp tục xu hướng tách biệt hai đối tượng là công chức và viên chức trong Pháp lệnh 2003, một số văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này đã có sự khẳng định khá rõ ràng trong việc phân định. Công chức là những người được quy định tại các điểm b, c, đ, e và h, Viên chức là những người được quy định tại điểm d tại Khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003.

Việc Pháp lệnh năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phân biệt các đối tượng công chức ngạch hành chính và ngạch sự nghiệp; công chức ngạch hành chính được gọi là viên chức có ý nghĩa thực tiễn rất quan

trọng, nhằm điều chỉnh theo pháp luật một cách chuyên biệt về tuyển dụng, sử dụng, quản lý một cách hợp lý, khoa học đối với từng đối tượng.

Việc phân biệt cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước với cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thực chất là phân biệt giữa công chức nhà nước với viên chức nhà nước, đây là một điểm mốc quan trọng đánh dấu xu hướng điều chỉnh có tính chuyên biệt giữa đối tượng phục vụ trong các cơ quan nhà nước (công chức) và các đối tượng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (viên chức).

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)