- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
3.2.3. Bảo đảm tính minh bạch, công khai và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức Tiếp tục thực hiện chế độ hợp đồng làm
động nghề nghiệp của viên chức. Tiếp tục thực hiện chế độ hợp đồng làm việc gắn với việc thiết lập hệ thống các vị trí việc làm trong quản lý viên chức; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập
Một vấn đề hết sức quan trọng mà pháp luật về viên chức trong tương lai phải làm rõ là: viên chức bao gồm những ai? Phạm vi điều chỉnh nên dừng ở viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập hay bao gồm cả viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập? Với sự thay đổi về cách thức quản lý đối với viên chức - chuyển từ biên chế sang hợp đồng - liệu các đơn vị sự nghiệp công lập có giữ được người giỏi, người tài? Đã đến lúc đưa ra cơ chế quản lý hoàn toàn minh bạch đối với sự nghiệp công lập hay chưa? Có nên quy định người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được tham gia dự tuyển làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập hay không.
Luật Cán bộ, công chức 2008 là một bước tiến bộ khi tách được dịch vụ công ra khỏi phạm vi điều chỉnh. Tiến bộ tiếp theo là chúng ta đã điều chỉnh cho viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình đổi mới đất nước, một số dịch vụ công được Nhà nước giao cho tư nhân như bệnh viện tư, trường học tư... Theo đó, tư nhân tự bỏ tiền đầu tư, tổ chức và điều hành trên cơ sở quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, còn có hình thức Nhà nước giao cho tư nhân thông qua hình thức đấu thầu. Thực chất những hình thức đó là dịch vụ của nhà nước, nhưng nhà nước đấu thầu để giao cho tư nhân. Đây là một xu hướng tiến bộ trong cải cách hành chính công. Nhưng vấn đề là điều chỉnh và quản lý như thế nào? Pháp luật về viên chức cần làm rõ và trả lời được câu hỏi nêu trên. Nhất là tính chất phi lợi nhuận của các loại hình dịch vụ công, nhưng đã được Nhà nước giao cho tư nhân thì như thế nào? Rõ ràng là có lợi nhuận, nhưng không thể là lợi nhuận theo kiểu của doanh nghiệp.
Một vấn đề nữa là mối quan hệ giữa pháp luật về viên chức với Luật Giáo dục; Luật Khám bệnh, chữa bệnh… như thế nào? Ví dụ theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, việc cấp giấy phép hành nghề cho các bác sỹ làm việc trong đơn vị công lập hay ngoài công lập đều giống nhau. Như vậy, đã hành nghề là phải có giấy phép và ngược lại không có giấy phép không được hành nghề. Không có sự phân biệt giữa công lập hay tư nhân. Vậy mối quan hệ giữa viên chức ở đơn vị công lập và ngoài công lập trong pháp luật về viên chức sẽ xử lý như thế nào, có đan xen hay không? Việc quản lý, sử dụng viên chức, mặc dù không có sự khác biệt nhiều giữa các viên chức hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn, nhưng có khác biệt lớn giữa viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Có thể cùng thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ ở các lĩnh vực
giống nhau, nhưng điểm khác biệt quan trọng và cơ bản nhất giữa hai nhóm viên chức nêu trên là về phương diện quản lý. Việc quản lý, sử dụng viên chức là quyền của người chủ sử dụng lao động. Nếu, người chủ là Nhà nước (đối với viên chức ở các đơn vị công lập) thì chúng ta có thể đưa ra các quy định chung mang tính ràng buộc. Nhưng, nếu người chủ là chủ các doanh nghiệp ngoài công lập thì việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động như thế nào là quyền của họ trên cơ sở quan hệ lao động quy định trong Bộ luật Lao động. Bởi vậy, phải xây dựng cơ chế pháp lý khác nhau cho các loại đối tượng này.
Hơn nữa, đội ngũ viên chức đang làm việc trong rất nhiều lĩnh vực với những đặc thù nghề nghiệp khác nhau. Có thể cùng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì người giáo viên dạy ở công lập hay tư thục đều phải tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp tương tự nhau. Nhưng, việc quản lý viên chức là giáo viên khác với viên chức là bác sỹ hay nghệ sĩ… Pháp luật về viên chức chỉ nên quy định về viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập với những vấn đề có tính khái quát về viên chức, cơ chế quản lý và sử dụng viên chức. Còn, những nội dung liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của viên chức nên để các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh...
Hiện nay trong các đơn vị sự nghiệp công lập đang tồn tại cùng lúc nhiều loại hình lao động khác nhau, bên cạnh các đối tượng được tuyển dụng vào biên chế hoặc theo hợp đồng làm việc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị thì có một số lượng không nhỏ những người làm việc theo các hình thức hợp đồng khác nhau như hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán việc, hợp đồng thời vụ... trong đó có cả những đối tượng nhận thu nhập từ nguồn tự cân đối của đơn vị. Vì thế, pháp luật về viên chức cần tiếp tục quy định rõ chế độ hợp đồng đối với viên chức cho phù hợp với thực tiễn tuyển dụng, quản lý đội ngũ viên chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay.