Hoàn thiện các quy định về quyền, nghĩa vụ đối với viên chức Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý viên chức nhằm phát huy tối đa các tiềm

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 92 - 93)

- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền, nghĩa vụ đối với viên chức Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý viên chức nhằm phát huy tối đa các tiềm

Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý viên chức nhằm phát huy tối đa các tiềm năng tri thức, tài năng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ viên chức, đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách khu vực dịch vụ công, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế

Tuy có những điểm giống nhau giữa cán bộ, công chức và viên chức, như: đội ngũ cán bộ, công chức và đội ngũ viên chức nhà nước đều là nguồn nhân lực công, nhưng điểm khác nhau cơ bản là đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động luôn gắn với thực thi công vụ, gắn với quyền lực nhà nước, còn đội ngũ viên chức hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Về nguyên tắc, quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng và quản lý đối với mọi cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước nói chung đều được thể hiện trên ba phương diện chính, đó là cơ chế quản lý về tài chính, về tổ chức và về nhân sự. Tuy nhiên, do tính chất hoạt động khác nhau nên cơ chế quản lý đối với viên chức phải khác so với cơ chế quản lý cán bộ, công chức. Do vậy, các quy định về quyền, nghĩa vụ, những việc không được làm, chế độ tiền lương, điều kiện, quy trình tuyển dụng, quản lý, sử dụng… đối với viên chức cũng không thể dập khuôn giống như đối với cán bộ, công chức.

Về cơ chế tài chính, cũng cần có những đổi mới căn bản nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng. Cụ thể là từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện một số dịch vụ công đang hoạt động theo cơ chế mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ, không bao cấp tràn lan và không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (có hiệu lực từ ngày 01/01/2009), đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành hai loại: đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn đang tồn tại ba loại hình đơn vị sự nghiệp công lập: đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà

nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập cũng đang được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau. Có đơn vị vẫn mang nặng tính hành chính, song cũng có những đơn vị đang từng bước được chuyển đổi sang các loại hình doanh nghiệp hoặc bán công. Việc đa dạng về cơ chế tài chính, về cơ chế quản lý, quản trị đơn vị dẫn đến việc rất khó có thể xác định một cơ chế chung về tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân sự làm việc trong các đơn vị này. Cần nghiên cứu kỹ để xây dựng một cơ chế quản lý phù hợp; trên cơ sở đó, xác định phạm vi, mức độ phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp cho người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp, nhất là về cơ chế tài chính, công tác tuyển dụng, quản lý va sử dụng nhân sự. Nên chăng, cần nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đây cũng là kinh nghiệm đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)