- Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta qua hơn hai thập kỷ đã đạt được những thành tựu và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm
Theo quy định của các văn bản trong giai đoạn này thì viên chức có hai loại: viên chức là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước và viên chức là những người làm trong cơ sở sản xuất kinh doanh của nhà nước.
- Vào giai đoạn cuối những năm 50 và 60 của thế kỷ XX trong các văn bản viên chức được thể hiện có phạm vi rất rộng, gồm những người làm trong cơ quan nhà nước, đơn vị sản xuất, xí nghiệp (bao gồm cả công nhân).
Do tình hình phát triển kinh tế, các ngành trong cả nước giai đoạn này đã sử dụng nhiều nhân công, nhưng có nhiều người đã làm lâu năm mà chưa được vào biên chế và chủ trương của nhiều ngành là cần tuyển dụng thêm người để đảm bảo công tác.
ở giai đoạn này, việc tuyển dụng người vào biên chế có ý nghĩa quan trọng, nhằm ổn định tổ chức lao động, xây dựng lực lượng nhân công cố định của mỗi cơ sở, mỗi ngành, đồng thời làm cho "công nhân, viên chức yên tâm, phấn khởi sản xuất, cố gắng đi sâu vào nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm sản xuất, hăng hái thi đua cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước" (Thông tư số 18/LĐ-TT ngày 8/7/1959 về việc hướng dẫn thi hành việc tuyển dụng người vào biên chế các xí nghiệp, công, nông, lâm trường của Chính phủ).
Quy chế về công chức chúng ta đã có, nhưng nhiều đối tượng không phải là công chức lại chưa có văn bản điều chỉnh, nhất là trong quá trình tuyển dụng và quản lý, nên giai đoạn này đã thấy sự xuất hiện nhiều của thuật ngữ viên chức. Tuy nhiên, qua khảo sát các văn bản quy phạm pháp luật về viên chức giai đoạn này thì nhận thấy, mặc dù Quy chế về công chức năm 1950 vẫn còn có hiệu lực (văn bản này có hiệu lực đến ngày 30/4/1975) nhưng giai đoạn này các văn bản pháp luật được ban hành sau đó không sử dụng thuật ngữ công chức để chỉ các đối tượng làm trong các đơn vị hành chính nhà nước mà gọi chung là viên chức. Do vậy, phạm vi của viên chức trong giai đoạn này rất rộng, bao gồm cả công chức, những người làm trong các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị sản xuất của nhà nước khác. Trong giai đoạn này những người là công nhân cũng được hiểu là một bộ phận cấu thành của viên chức bởi họ là những đối tượng trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Trong giai đoạn này được đánh dấu bởi sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 và pháp luật trong giai đoạn này không đi theo hướng điều chỉnh một cách chuyên biệt các đối tượng phục vụ trong cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp mà vẫn kế thừa, phát triển theo xu hướng điều chỉnh chung. Hiến pháp năm 1959 thì quy định: "Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp, pháp luật, hết lòng phục vụ nhân dân" (Điều 6).
Đến năm 1962, Nghị định số 24/CP ngày 8 tháng 11 năm 1962 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tuyển dụng công nhân, viên chức nhà nước gọi "công nhân, viên chức nhà nước" là những người làm ở "một số xí nghiệp, nông trường, lâm trường, công trường, trường học và cơ quan nhà nước... (gọi tắt là xí nghiệp, cơ quan nhà nước)".
Như vậy, viên chức là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong văn bản pháp luật và dần thay thế thuật ngữ công chức - đã được sử dụng trước đó theo Quy chế về công chức năm 1950. Mặc dù Quy chế trên vẫn có hiệu lực nhưng trên thực tế lại không được sử dụng rộng rãi sau đó. Vì thế, những đối tượng trước đây được gọi là công chức có thể được hiểu là một thành phần trong những đối tượng là viên chức ở giai đoạn này.
- Giai đoạn những năm 1960 đến những năm cuối 1970
Các văn bản được ban hành trong giai đoạn này vẫn quy định viên chức gồm nhiều đối tượng và bắt đầu xuất hiện thuật ngữ "cán bộ" - những người được bầu trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Trong giai đoạn này, nhìn chung, trong thực tế mọi người làm việc trong các cơ quan nhà nước đều được gọi là "nhân viên nhà nước". Thuật ngữ "công chức" đã không còn được sử dụng ở thời kỳ này mặc dù Quy chế về công chức đến giai đoạn này vẫn tồn tại. "Nhân viên nhà nước" giai đoạn này có nội hàm rất rộng bao gồm: cán bộ (những người được bầu để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ, những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các
cơ quan, tổ chức nhà nước); công chức theo như quy định trước đó (những người làm trong các cơ quan hành chính của Nhà nước) và tất cả những người làm việc tại các cơ quan đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Khái quát lên có thể hiểu viên chức ở giai đoạn này có hai loại chính: là viên chức là những người làm cả trong khu vực hành chính, sự nghiệp và viên chức là những người làm trong khu vực sản xuất (thông tư của Bộ lao động số 2-LĐ/TT ngày 12/2/1962 hướng dẫn xúc tiến công tác tuyển dụng công nhân, viên chức ở các xí nghiệp theo Chỉ thị số 2477/NC ngày 20/6/1959 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số số 161/Chính phủ ngày 12/10/1961 của Hội đồng Chính phủ (Thông tư này bổ sung Thông tư 13-LĐ/TT ngày 8-7-1959 của Bộ Lao động), bắt đầu có sự xuất hiện nhiều thuật ngữ "cán bộ" để chỉ những người được bầu trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước.