Mối quan hệ của pháp luật về viên chức với pháp luật về cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 37 - 38)

bộ, công chức

Có thể dễ nhận thấy pháp luật nước ta trong một thời gian dài không có sự phân biệt một cách rõ ràng về pháp luật cán bộ, công chức và pháp luật về viên chức. Vì chúng ta cũng chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa hoạt động công vụ (hoạt động hành chính) và hoạt động cung cấp dịch vụ công (hoạt động sự nghiệp). Những người hoạt động trong các cơ quan nhà nước hay trong các đơn vị sự nghiệp công lập đều có cách thức tuyển dụng, quyền, nghĩa vụ… tương tự nhau. Chúng ta thường sử dụng cụm từ "cán bộ, công chức" để xác định trong trường hợp những người này được bầu cử, phê chuẩn để đảm nhiệm chức vụ, chức danh trong bộ máy của Đảng, trong cơ quan nhà nước, trong tổ chức chính trị - xã hội theo nhiệm kỳ, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ; trong trường hợp được tuyển dụng, bổ nhiệm, giao giữ một chức vụ, chức danh gắn với trình độ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động thường xuyên trong bộ máy của Đảng, trong các cơ quan nhà nước, trong tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước là công chức; nhưng nếu họ được tuyển dụng hay giao giữ một công việc thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, của nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương một phần từ ngân sách nhà nước, một phần từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp thì gọi là viên chức. Như vậy, có thể kết luận: pháp luật về viên chức ở nước ta là một bộ phận của pháp luật về cán bộ, công chức. Từ năm 1998 khi ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì dần dần pháp luật về viên chức mới được định hình và phát triển, nhất là thời điểm Pháp lệnh này được sửa đổi, bổ sung năm 2003 và thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2003/NĐ-CP

ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 37 - 38)