Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 109 - 115)

- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

3.3.3. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong điều kiện Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, đa số viên chức vẫn cần cù, chịu khó, tận tụy, tích cực học hỏi, đổi mới tư duy, tiếp cận với những yêu cầu đổi mới trong quản lý và phục vụ nhân dân, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và đạt kết quả các nhiệm vụ chuyên môn, góp phần quan

trọng vào việc thực hiện mục tiêu ổn định chính trị, công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế và tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, đúng như Đảng ta đã nhận định "Phần lớn cán bộ, đảng viên nhất trí, tin tưởng, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, có sự đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường dân chủ trong Đảng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nội dung quan trọng của đổi mới chính trị phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới kinh tế. Coi trọng mở rộng dân chủ trực tiếp trong xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền, khắc phục tình trạng Đảng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao biện làm thay chức năng, nhiệm vụ quản lý điều hành của chính quyền.

Tổng kết việc thực hiện thí điểm Đại hội Đảng nhất thể hóa hai chức danh bí thư và chức năng lãnh đạo ở các đơn vị sự nghiệp công lập để rút kinh nghiệm nhân rộng, góp phần đổi mới phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là dân chủ trực tiếp.

Hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhổ nước, nhất là về các chính sách kinh tế, xã hội, về quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển quan trọng. Quy định chế độ cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trước nhân dân. Hoàn thiện và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và của mỗi người dân trong việc quản lý sinh hoạt và tổ chức đời sống cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta qua hơn hai thập kỷ đã đạt được những thành tựu và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là công tác xây dựng thể chế, tăng cường sức mạnh của Nhà

Yêu cầu cơ bản quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, bảo đảm phúc lợi cơ bản cho người dân, đặc biệt là đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền núi, vùng cao với đồng bằng, giữa đô thị và nông thôn. Những yêu cầu đó đặt ra đối với Nhà nước là, các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và bảo đảm chất lượng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện được tốt và có hiệu quả trách nhiệm này, bên cạnh việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, Nhà nước phải xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập). Qua đó, cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng dân cư, bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển kinh tế với ổn định, công bằng xã hội, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Kết Luận

Nghiên cứu chung về pháp luật viên chức ở Việt Nam hiện nay, rút ra một số kết luận sau:

1. Dịch vụ công là hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, do các đơn vị sự nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm phục vục nhân dân, phục vụ xã hội. Dịch vụ công diễn ra trong nhiều lĩnh vực xã hội, do nhiều chủ thể thực hiện. ở mỗi một nước khác nhau, phạm vi dịch vụ công cũng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của nhà nước cũng như đặc điểm riêng về kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia đó. ở nước ta phạm vi dịch vụ công cũng thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của đất nước. Từ góc độ khoa học luật hành chính thì viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

2. Để điều chỉnh dịch vụ công cần phải có một hệ thống cơ sở pháp lý bao gồm các quy định của nhiều ngành luật, nhưng trực tiếp và quan trọng là chế định pháp luật về viên chức - một chế định của Luật Hành chính, bao gồm một nhóm quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và đội ngũ viên chức trong quá trình cung cấp các dịch vụ công. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về viên chức được thể hiện qua sự hoàn thiện cả về nội dung và hình thức.

3. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về viên chức ở nước ta cho thấy, chế định pháp luật này có quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn khác nhau của đất nước, góp phần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội. Pháp luật về viên chức điều chỉnh hầu hết quan hệ cơ bản về dịch

định về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bổ nhiệm viên chức; về quyền, nghĩa vụ cơ bản của viên chức; quy định về khen thưởng, kỷ luật viên chức… Pháp luật về viên chức cần được hoàn thiện theo hướng điều chỉnh chuyên biệt để phân biệt dịch vụ công trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức với hoạt động công vụ của công chức.

4. Quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang làm cho các quan hệ kinh tế nước ta trở nên ngày càng đa dạng, phong phú, các quan hệ kinh tế vận hành theo quy luật của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi cần có sự thay đổi trong tổ chức và cung cấp các dịch vụ công để đáp ứng được yêu cầu của kinh tế. Mặt khác, một trong những yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là cần phải có đội ngũ viên chức trong sạch, vững mạnh, có năng lực, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp để góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân tộc.

Trong khi đó, những hạn chế của pháp luật về viên chức đã tạo ra những rào cản, trở ngại về mặt pháp lý cho quá trình cung cấp dịch vụ công, làm giảm hiệu quả của dịch vụ công, trong cung cấp các dịch vụ công còn xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, chưa có được đội ngũ viên chức có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

Những yêu cầu, đòi hỏi này dẫn đến một nhu cầu tất yếu cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về viên chức cả về nội dung và hình thức, để trên cơ sở đó đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công, xây dựng một đội ngũ viên chức có năng lực, có đạo đức toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, nhân dân, dân tộc.

5. Việc hoàn thiện pháp luật về viên chức cần đi theo hướng xây dựng pháp luật về viên chức toàn diện, thống nhất, đồng bộ và chuyên biệt, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, cạnh tranh trong cung cấp các dịch vụ công.

6. Một số giải pháp cơ bản để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về viên chức như: Nhận thức, thể chế hóa các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức; Ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh chuyên biệt phù hợp với tính chất hoạt động nghề nghiệp của viên chức; Pháp điển hóa pháp luật về viên chức theo hướng xây dựng luật viên chức.

Các giải pháp này cần được thực hiện trong quá trình tổng thể hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật Việt Nam, từ đó tạo ra một hệ thống pháp luật về viên chức thống nhất, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)