Giai đoạn những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (từ tháng 9 năm 1945 đến năm 1959)

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 40 - 44)

- Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta qua hơn hai thập kỷ đã đạt được những thành tựu và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã

2.1.1.Giai đoạn những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (từ tháng 9 năm 1945 đến năm 1959)

cộng hòa (từ tháng 9 năm 1945 đến năm 1959)

- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950

hiểu đồng nhất với công chức). ở giai đoạn này hầu hết các văn bản pháp luật đều sử dụng thuật ngữ viên chức và những đối tượng là viên chức được hiểu là công chức, họ đều là những người làm trong các công sở của Việt Nam. Qua khảo sát, có Sắc lệnh gọi những người làm tại các cơ quan tư pháp và hành chính là "viên chức"; có những Sắc lệnh sử dụng cả thuật ngữ "viên chức" và "công chức" như là hai từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau để chỉ cùng một đối tượng là những người làm tạm thời hoặc lâu dài trong các cơ quan nhà nước như Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa số 142NV/CC ngày 30/7/1946 tu chính Sắc lệnh số 75-NV/CC ngày 17/12/1945 về việc trung tập công chức và Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 58 ngày 10/11/1945.

Ví dụ, Điều 2 (mới) của Sắc lệnh 75-NV/CC ngày 17/12/1945 quy định: Một viên chức tòng sự tại một công sở nào không tuân theo Sắc lệnh này sẽ bị trừng phạt sau đây:

1. Về phương diện chuyên nghiệp

a) Nếu là công chức tạm thời (công nhật, làm việc có hợp đồng…): sẽ bị thải hội vì kỷ luật.

b) Nếu là công chức chính ngạch: Sẽ phải đưa ra Hội đồng kỷ luật, để trừng phạt theo những cách định trong quy tắc chung. Tuy nhiên nếu có công lệnh mà chính công chức phạm lỗi ký nhận, đòi đến sở để hỏi mà công chức không đến, tỏ rằng không tuân lệnh trên thì công chức đó có thể bị cách chức ngay mà không cần đưa ra Hội đồng kỷ luật xét.

Sự ra đời của Hiến pháp năm 1946

Sau một thời gian quản lý và điều hành đất nước bằng các sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời, năm 1946, Việt Nam đã chính thức có bản Hiến pháp đầu tiên. Về vấn đề công vụ, Việt Nam chủ trương xây dựng chế độ công vụ mới đó là - chế độ công vụ cách mạng, phụng sự sự nghiệp cách

mạng, phục vụ nhân dân. Những người làm trong bộ máy nhà nước thời kỳ này được nhân dân và xã hội gọi là "cán bộ cách mạng".

Về nội dung cụ thể, Hiến pháp năm 1946 sử dụng thuật ngữ nhân viên thay vì việc sử dụng thuật ngữ viên chức/công chức trong các văn bản trước đó để chỉ các đối tượng làm trong Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính (Điều 61), và những người làm trong Ban Thường vụ Nghị viện (Điều 47).

Điều đáng quan tâm là ngay từ những ngày đầu của chính quyền công nông, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quan tâm tới năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của những người tham gia vào hoạt động công vụ. Đây là tiêu chí có tính chính trị - xã hội định hướng cho sự phát triển của nền công vụ và đồng thời là tiêu chuẩn để lựa chọn viên chức sau này.

+ Các văn bản pháp luật có một số nội dung liên quan đến viên chức

Qua việc khảo sát các văn bản pháp luật giai đoạn này cho thấy, các nội dung liên quan đến viên chức không được điều chỉnh trong một văn bản tổng thể mà nằm rải rác ở một số văn bản khác nhau, được ban hành ở các thời điểm khác nhau.

Những văn bản trong thời kỳ này nêu không rõ về viên chức nhưng công chức là những người được khẳng định làm việc trong cơ quan nhà nước.

Trên cơ sở những quan điểm, tư tưởng và nguyên tắc về một nền công vụ kiểu mới thể hiện trong Hiến pháp 1946, Quy chế công chức được ban hành theo Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa số 76-SL ngày 20/5/1950.

Theo tinh thần của Sắc lệnh, Sắc lệnh chỉ đề cập đến đối tượng là Công chức mà theo đó "Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy Nhà nước của chính quyền nhân dân, dưới sự lãnh đạo tối cao của Chính phủ." (Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ

Như vậy, chủ trương của Nhà nước ta là tách biệt hai khái niệm viên chức (được hiểu là công chức giai đoạn trước đó) thành công chức là những người làm trong bộ máy hành chính của cả nước. Giai đoạn đầu của những năm 1950 thế kỷ XX không chỉ rõ khái niệm viên chức mà chỉ có khái niệm công chức hiểu theo phạm vi rất hẹp, là những người được tuyển dụng giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, và không bao gồm người làm trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát.

- Giai đoạn giữa năm 1950 đến năm 1959

Một số văn bản trong thời kỳ này gọi những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học (theo cách hiểu hiện nay là viên chức) là công chức.

Mặc dù Sắc lệnh số 76/SL quy định dành riêng cho công chức - những người làm trong hệ thống các cơ quan hành chính, song sau năm 1954, do nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước ngày càng tăng, nên trên thực tiễn những đối tượng đủ tiêu chuẩn để trở thành công chức theo Quy chế công chức năm 1950 và các văn bản vào thời kỳ đó không thể đáp ứng đủ cho bộ máy nhà nước. Vì vậy, Quy chế này không được áp dụng đầy đủ.

Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một quan niệm mới về các đối tượng phục vụ trong bộ máy nhà nước và bộ máy của các tổ chức xã hội, đoàn thể. Nên chế độ công chức dần được thay thế bằng chế độ cán bộ, công nhân viên chức, bao gồm tất cả những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế nhà nước. Tất cả đều thuộc biên chế nhà nước, nên không có sự phân biệt cán bộ, công chức, viên chức theo cách quan niệm có tính truyền thống đã hình thành được vài năm trước đó. Vì vậy, nhiều đối tượng là viên chức (theo cách hiểu hiện nay) lại chịu sự điều chỉnh của Quy chế về công chức năm 1950. Theo đó, nhiều nội dung dành cho công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước lại được áp dụng cho các đối tượng là

viên chức. Ví dụ: Điều 16 của Quy chế công chức năm 1950 quy định về việc tuyển dụng công chức: Việc tuyển bổ công chức chỉ căn cứ vào năng lực (thành tích, kinh nghiệm, trình độ văn hóa) xét theo ba cách sau này:

A) Qua kỳ thi;

B) Theo học bạ hay văn bằng;

C) Theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch.

Ngoài điều kiện năng lực, do quy tắc ấn định, những người muốn được tuyển vào một ngạch công chức phải đủ những điều kiện dưới đây:

1- Có quốc tịch Việt Nam;

2- Đủ 18 tuổi. Đối với một vài ngạch đặc biệt, quy tắc có thể ấn định một hạn tuổi tối thiểu cao hơn;

3- Hạnh kiểm tốt; 4- Có quyền công dân;

5- Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của một y sĩ công.

-Đồng bào thiểu số, cựu binh thương binh, quân nhân có chiến công sẽ được ưu đãi trong việc tuyển dụng. Quyền lợi đặc biệt này sẽ quy định riêng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 40 - 44)