NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

3.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH

3.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ LAO ĐỘNG VỰC KINH TẾ VÀ LAO ĐỘNG

Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện để đảm bảo quyền

của phụ nữ và xác định độc lập, tự chủ về kinh tế là điều kiện, nền tảng quan trọng góp

phần tạo nên sự bình đẳng giới bền vững. Đây cũng chính là mục tiêu số một trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Thông qua việc thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ từ năm 2000 - 2005 đã tạo ra bước chuyển biến lớn trong lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm. Báo cáo quốc gia 5 + 6 về tình hình thực hiện Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, trong giai đoạn 2001-2003, đã có 2,9 triệu người được đào tạo nghề, trong đó phụ nữ chiếm 30%; 40% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm là nữ. Còn theo số liệu thống kê về giới của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 (2005), tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở nước ta đạt mức cao nhất khu vực, gần cân bằng với nam giới (83% so với 85%), chiếm trên 48% lực lượng lao động xã hội đặc biệt ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đạt tới 85% trong năm 2005. Phụ nữ đang tham gia ở tất cả các loại hình nghề nghiệp và khu vực kinh tế. Theo đánh giá giữa kỳ kết quả việc thực hiện Chiến lược quốc gia, đến năm 2005 có trên 46% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm là phụ nữ. Trong đó, phụ nữ chiếm 49,95% lao động trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp; 36,6% lao động trong sản xuất công nghiệp và xây

dựng; 70% lao động trong ngành dệt may; 25% phụ nữ đang là chủ doanh nghiệp.130

129 Bộ luật lao động năm 2012, điều 157.

130 Hà Khánh Linh, Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, Bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay – thành tựu và những thách thức,

http://www.gopfp.gov.vn/home;jsessionid=A20794BE0228B866E5C72D4292CC7214?p_p_id=47_INSTANCE_T w1f&p_p_lifecycle=0&p_p_state=exclusive&p_p_mode=view&_47_INSTANCE_Tw1f_struts_action=%2FCMS_

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 38 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành các chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động và đối tượng nữ. Các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các điều khoản của Bộ luật lao động đã có nhiều quy định có lợi hơn cho lao động nữ trên các lĩnh vực như: nghiên cứu chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nữ; lao động nữ được tạm hoãn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét kỷ luật lao động trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng. Về chính sách bảo hiểm xã hội, theo quy định của Bộ luật lao động, một số chính sách bảo hiểm xã hội được thay đổi theo hướng có lợi đối với lao động nữ. Thêm vào đó, Quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện chế độ dưỡng sức,

phục hồi sức khỏe đối với lao động nữ sau sinh con mà sức khỏe còn yếu.131

Những chính sách này cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã tiếp tục làm thay đổi các cơ hội kinh tế của người dân, đặc biệt là nữ giới. Theo số liệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hiện phụ nữ chiếm trên 50% lực lượng lao động của cả nước. Phụ nữ có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Chiếm trên 46% trong tổng số công nhân viên chức, đội ngũ nữ công nhân viên chức trong các cơ quan nhà nước luôn chủ động, sáng tạo trong công việc và gương mẫu trong mọi hoạt động. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, số cán bộ nữ trực tiếp làm công tác lãnh đạo, quản lý cấp tổng công ty cũng chiếm tỷ lệ nhất định: tổng giám đốc các công ty 91 là 5%, phó tổng giám đốc 9,7%. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 116.017 doanh nghiệp thì gần 37.000 doanh nghiệp có nữ là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị. Đội nữ doanh nhân này có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố.132

Trong lĩnh vực nông nghiệp, vai trò của người phụ nữ được thể hiện một cách rõ nét trong bối cảnh Việt Nam là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn. Người phụ nữ vất vả làm ra hạt gạo và các loại cây lương thực, thực phẩm khác không chỉ để nuôi sống gia đình mà còn đóng góp tích cực cho mục tiêu an toàn lương thực quốc gia. Chị em không chỉ chuyên cần lao động mà còn hǎng hái học tập các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật thâm canh tǎng nǎng suất, thiết bị công nghệ mới... để nâng cao nǎng suất và hiệu quả lao động. Trong thành tích to lớn của ngành sản xuất lương thực, chúng ta không quên công sức của nhiều chị em phụ nữ trong các viện nghiên cứu như Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện cây lương thực, Viện Nghiên cứu lúa Ô

NEWS_LIST%2Fview_category&_47_INSTANCE_Tw1f_ArticleID=698624&_47_INSTANCE_Tw1f_TypeID= NC-TD, [ngày truy cập 15-9-2014].

131 CIEM – Trung tâm thông tin tư liệu, Phát huy vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển bền vững ở Việt Nam, tr.13.

132 CIEM – Trung tâm thông tin tư liệu, Phát huy vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển bền vững ở Việt Nam, tr.14.

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 39 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

Môn, Viện Di truyền... đã ngày đêm nghiên cứu tạo ra các giống lúa, ngô, khoai mới có

nǎng suất, chất lượng cao phục vụ cho sản xuất.133

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)