5. Kết cấu của luận văn
2.1 QUYỀN CÔNG DÂN TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ LAO ĐỘNG
2.1.4 Các quyền của công dân trên lĩnh vực kinh tế và lao động
2.1.4.1 Trên lĩnh vực kinh tế
Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, sở hữu tư nhân, của cải để dành, nhà ở
Con người sinh ra và lớn lên luôn gắn với quyền sở hữu và quyền tài sản của mình. Do sự nhận thức không đầy đủ, mà những năm trước đây của các Hiến pháp 1959, 1980 của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp không quy định công dân có quyền tư hữu và quyền tài sản. Chính những quy định này đã là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, từ đó buộc Đảng và Nhà nước phải tiến hành công cuộc đổi mới. Một trong những vấn đề cơ bản nhất được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền sở hữu tư nhân và quyền tài sản. Với sự ghi nhận này đã làm cho sự vận hành của xã hội có một sự thay đổi đáng kể. Tài sản hợp pháp của các doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở được quy
định tại điều 32, khoản 1 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở,…”57Vì vậy, ta có thể hiểu mọi người có quyền sở hữu về phần thu nhập của mình để làm của cải để dành, mua nhà ở từ phần thu nhập đó, đó là sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ mà không bị quốc hữu hóa. Bên cạnh đó,
luật cũng quy định: “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi
ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.”58
Quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt
Tư liệu sản xuất là tất cả những gì phục vụ cho sản xuất. Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động (tức người lao động). Tương tự như vậy, tư liệu sinh hoạt là tất cả những gì phục vụ cho sinh hoạt. Nhà nước ta hiện nay cho phép cá nhân có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt quy định tại điều 17, khoản 1 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về…tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất…”59 Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn đang khuyến khích công hữu hóa về tư liệu sản xuất bởi vì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ chuyển biến từ sở hữu tư
57 Hiến pháp năm 2013, điều 32, khoản 1. 58 Hiến pháp năm 2013, điều 32, khoản 3. 59
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 23 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
nhân thành sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm cho nó có ưu thế hơn so với sở hữu tư nhân về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.60
Quyền sở hữu về phần góp vốn trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế khác
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty (doanh nghiệp) để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ
tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,...61 Có thể hiểu được phần góp vốn
trong doanh nghiệp cũng là một hình thức sở hữu vì vậy quyền sở hữu này được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa, quyền này được quy định tại điều 32, khoản 1
Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về…phần góp vốn trong doanh
nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế khác”.62
Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
Quyền tự do kinh doanh dưới góc độ pháp lý, là quyền của các chủ thể kinh doanh trong việc lựa chọn lĩnh vực ngành nghề để đầu tư vốn, tự do thành lập doanh nghiệp, tự do chọn loại hình doanh nghiệp, tự do xác định loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, tự do tổ chức bộ máy hoạt động, cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp…nhằm tiến hành
hoạt động kinh doanh.63 Vì vậy, để tiến hành việc kinh doanh một cách hiệu quả nhất, tạo
ra nguồn thu nhập phục vụ nhu cầu của bản thân, góp phần phát triển gia đình, phát triển xã hội, nhà nước ta cho phép mọi người tự do lựa chọn công việc kinh doanh mà pháp luật không cấm (các ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh như: buôn lậu, ma túy,…).
Quyền này được quy định tại điều điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự
do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.64
Ví dụ: kinh tế cá thể được hoạt động trong các ngành nghề theo quy định của pháp luật; tổ chức và cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động;…
2.1.4.2 Trên lĩnh vực lao động
60 Thư viện học liệu mở Việt Nam, Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, http://voer.edu.vn/m/so-huu-tu-lieu-san-xuat-va-nen-kinh-te-nhieu-thanh-phan-trong- thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam/280d6005, [ngày truy cập 1-9-2014].
61 Tư vấn Việt, Quy định về việc góp vốn trong công ty, http://www.tuvanviet.vn/tu-van-viet/Quy-dinh-ve-viec-gop- von-trong-cong-ty.68.html, [ngày truy cập 1-9-2014].
62
Hiến pháp năm 2013, điều 32, khoản 1.
63 Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=188:tc2002so3vtcpltvdbk d&catid=68:ctc20023&Itemid=64, [ngày truy cập 1-9-2014].
64
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 24 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
Quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc
Trong đời sống xã hội, làm việc hay lao động là một nhu cầu hết sức cần thiết để tạo ra thu nhập là tiền bạc, của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống bản thân, cho gia đình và góp phần vào sự phát triển của xã hội, của đất nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.”65
Vì vậy, người lao động tất nhiên có nhu cầu chọn cho mình công việc tốt nhất, nơi làm việc thích hợp nhất với bản thân, có như vậy thì hiệu quả công việc đem lại mới tốt đẹp. Quyền này được pháp luật Việt Nam quy định tại điều 35, khoản 1 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.”66 hay người lao động có quyền quy định tại điều 5, khoản 1, điểm a Bộ luật lao
động năm 2012: “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp…”67.
Để cụ thể hóa quy định về quyền này, pháp luật nước ta quy định tại điều 10 Bộ luật lao động năm 2012: Quyền làm việc của người lao động:
“Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình.”68
Quyền được học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp
Bất cứ một ngành nghề hay công việc nào cũng cần một người có năng lực hay tay nghề giỏi để nâng cao hiệu quả công việc, năng suất tăng cao. Để đáp ứng đòi hỏi đó người lao động phải được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, những người đã qua đào tạo cũng cần phải được nâng cao trình độ nghề nghiệp, trao dồi thêm kiến thức để công việc đã hiệu quả phải càng hiệu quả hơn. Theo quy định của pháp luật
Việt Nam: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”.69 Đây cũng là một quyền được
pháp luật nước ta quy định trong điều 5, khoản 1, điểm a Bộ luật lao động năm 2012:
“Người lao động có quyền…được học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp”70
. Để cụ thể hóa về quy định của quyền này, pháp luật Việt Nam quy định tại điều 59 Bộ luật lao động năm 2012:
65
Bộ luật lao động năm 2012, điều 9, khoản 1. 66 Hiến pháp năm 2013, điều 35, khoản 1
67 Bộ luật lao động năm 2012, điều 5, khoản 1, điểm a. 68 Bộ luật lao động năm 2012, điều 10.
69 Hiến pháp năm 2013, điều 39. 70
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 25 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
“Người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình...”71
Các quy định cụ thể về quyền được học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp được quy định tại chương IV của Bộ luật lao động năm 2012.
Quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi
Điều kiện lao động có tác động trực tiếp đến người lao động, chỉ khi nào người lao động có một sức khỏe tốt, một tinh thần hay tâm lý làm việc thoải mái thì công việc mới có hiệu quả cao. Điều kiện làm việc phải được đảm bảo công bằng, an toàn với tất cả mọi người lao động có chung một tính chất công việc.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “Tiền lương là khoản tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận”; “Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”72 Vì vậy, quyền được hưởng lương là một quyền tất yếu hay còn được xem là một nhu cầu tất yếu của người lao động. Đây là mục đích mà người lao động muốn đạt được sau những ngày tháng lao động để phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân, của gia đình.
Chế độ nghỉ ngơi cũng là một điều kiện quan trọng trong quá trình lao động, sức khỏe là vốn quý của mỗi người. Sau những giờ lao động mệt nhọc, người lao động có nhu cầu nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, giúp người lao động có một trạng thái tinh thần cũng như thể chất tốt nhất để tiếp tục một quá trình lao động khác.
Các quyền kể trên được pháp luật nước ta quy định tại điều 35, khoản 2 Hiến pháp
năm 2013: “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng,
an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.”73
hay quy định tại điều 5, khoản 1, điểm
b Bộ luật lao động năm 2012 đó là người lao động có quyền : “Hưởng lương phù hợp với
trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể”74
Các quy định cụ thể về hưởng lương được quy định tại chương VI, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại chương VII của Bộ luật lao động năm 2012.
Quyền được thành lập, tham gia các tổ chức công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật
71 Bộ luật lao động năm 2012, điều 59.
72 Bộ luật lao động năm 2012, điều 90, khoản 1. 73 Hiến pháp năm 2013, điều 35, khoản 2. 74
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 26 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
“Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.”75Tổ chức nghề nghiệp là tổ chức xã hội (một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó để đạt được một mục đích nhất định) bao gồm hiệp hội, nghiệp đoàn,…Tổ chức nghề nghiệp cũng có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các thành viên, hội viên của mình trong khuôn khổ pháp luật.
Từ những khái niệm trên ta có thể thấy được sự cần thiết khi người lao động thành lập các tổ chức nghề nghiệp hay tham gia vào các tổ chức công đoàn. Quyền này được
pháp luật bảo hộ như sau: “Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.”76; Người lao
động có quyền “Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ
chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động”.77
Tuy nhiên, việc thành lập hay tham gia vào các tổ chức phải được tiến hành và hoạt động theo quy định của pháp luật, phải có điều lệ quy định về tổ chức và hoạt động của mình. Để cụ thể hóa quy định quyền này, pháp luật Việt Nam quy định:
“Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”78
“Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.”;…”79
Quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật Việt Nam: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn
nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; Người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.”80
Vì vậy, khi khi người lao động bị vi phạm vào một trong những quyền trên mà cụ thể là các quyền thuộc quy định tại điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao
75
Luật công đoàn năm 2012, điều 4, khoản 1. 76 Luật công đoàn năm 2012, điều 5, khoản 1.
77 Bộ luật lao động năm 2012, điều 5, khoản 1, điểm c. 78 Luật công đoàn năm 2012, điều 5, khoản 2.
79 Luật công đoàn năm 2012, điều 6. 80
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 27 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
động có quyền “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp
luật”81. Các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động đó là: “Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được
bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;...”82 Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động và phải tuân thủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 37 Bộ luật lao động năm 2012.
Quyền được đình công
Cuộc đình công hay cuộc bãi công là sự kiện lao động ngừng lại vì rất nhiều công nhân (người lao động) từ chối tiếp tục làm việc. Cuộc đình công thường diễn ra vì các công nhân cảm thấy bất bình đối với điều kiện lao động, chế độ tiền lương...Theo quy
định của pháp luật Việt Nam, “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ
chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp