5. Kết cấu của luận văn
3.2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚ
3.3.3.1 Thực trạng về thời gian, điều kiện và môi trường làm việc
Về thời gian làm việc, nghỉ ngơi
Theo thống kê mới nhất của Ban nữ công – Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam,
cho thấy: tại các doanh nghiệp số lao động nữ được hưởng chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức rất ít; một số chế độ thai sản như nghỉ 60 phút cho con bú, 30 phút vệ sinh kinh nguyệt bị vi phạm. Đề cập về chính sách đối với lao động nữ, ông Trần Hữu Trọng – Phó trưởng phòng Lao động, Vụ Lao động – Tiền lương (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, theo ý kiến của các sở lao động – thương binh và xã hội, các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ và lao động nữ chiếm đa số thì việc nghỉ 30 phút trong thời gian kinh nguyệt sẽ làm ảnh hưởng lớn tới dây chuyền sản xuất kinh doanh của mình. Bởi vì, ở nhiều doanh nghiệp hoạt động theo dây chuyền sản xuất, nếu một vị trí nghỉ thì cả dây chuyền sẽ phải dừng lại. Như vậy, sản xuất sẽ đình trệ và doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại về kinh tế.
Vì thế, luật nên quy định rõ số ngày phải thực hiện việc nghỉ trên của lao động nữ. Khoản
3 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2007: “Người lao động nữ trong thời gian bị hành kinh
được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương”180
. Thế nhưng luật lại
không quy định cụ thể là lao động nữ được nghỉ vào lúc nào? Do đó gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng chủ yếu lao động nữ. Nếu một ca mà có
hơn chục lao động nghỉ một lúc thì sẽ giải quyết thế nào?181
Về điều kiện và môi trường làm việc
Theo nghiên cứu của Viện Bảo hộ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), nữ lao động phổ thông ở các vùng nông thôn ra thành phố làm việc theo quan hệ thỏa thuận, không theo qui định giờ giấc, không có chế độ bảo hiểm y tế, nhiều trường hợp bị chủ nhà ngược đãi hoặc lạm dụng. Riêng đối với nữ lao động trong các doanh nghiệp, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhà xưởng tương đối rộng
179
Nguyễn Thị Giáng Hương, Ged Working Group, Phụ nữ học tập nâng cao trình độ - Những khó khăn trở ngại và giải pháp, http://ged.com.vn/newsdetailc4/phu-nu-hoc-tap-nang-cao-trinh-do-nhung-kho-khan-tro-ngai-va-giai- phap-637.htm, [ngày truy cập 15-9-2014].
180 Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007), điều 115, khoản 3.
181 Công ty luật Minh Khuê, Chính sách cho lao động nữ: Luật có cũng như không, http://luatminhkhue.vn/lao- dong_1/chinh-sach-cho-lao-dong-nu-luat-co-cung-nhu-khong-.aspx, [ngày truy cập 15-9-2014].
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 52 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
rãi, được trang bị hệ thống thoát khí, ánh sáng tương đối đảm bảo, có một số doanh nghiệp tuân thủ việc huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy đa số những doanh nghiệp này trang bị máy móc lạc hậu, khí nóng, tiếng ồn lớn, độ rung cao. Tại 34 doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động cho biết tại đây có khoảng 56,2% làm việc trong môi trường tiếng ồn, rung; 55% nóng, bụi; 24,6% có chất độc;
12,9% công việc nặng nhọc.182
Điều kiện làm việc của công nhân trong các loại hình doanh nghiệp ở khu công nghiệp là khá thấp kém. Số công nhân mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động chưa giảm. Phần lớn các doanh nghiệp đã có trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân. Tuy nhiên vẫn còn 20,6% số công nhân chưa được cấp phát đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết; 17% số công nhân làm việc trong điều kiện máy móc không có trang thiết bị bảo hộ lao động. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo. Mặc dù pháp luật đã quy định rõ ràng, phải trang bị đầy đủ các phương tiện cá nhân đúng quy định cho công nhân, nhưng hiện nay chúng ta chưa kiểm soát được chất lượng của các phương tiện này. Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp còn chậm. Theo kết quả điều tra, thì có 17,5% doanh nghiệp đã khắc phục tốt; 30% khá; 43% trung bình và 7,9% khắc phục chưa tốt. Trung bình mỗi ngày có 1 triệu m3 nước thải công nghiệp thải ra môi trường từ 249 khu chế xuất, khu công nghiệp trên cả nước, nhưng chỉ một phần tư số lượng nước thải được xử lý. Đến cuối năm 2008, cả nước mới chỉ có 60 khu chế xuất,
khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải, với lượng nước được xử lý là 30%.183
Ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành nội quy về an toàn, vệ sinh lao động của
công nhân trong các khu công nghiệp còn yếu. Hầu hết các doanh nghiệp đều có nội quy, quy định về chấp hành an toàn và vệ sinh lao động như: bắt buộc phải sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi được trang bị;...Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại không quy định cụ thể, công khai việc doanh nghiệp có những đảm bảo, tiêu chuẩn chế độ nào đối với công nhân, như một tháng, một năm được trang bị những thứ gì, chất lượng ra sao, chất lượng máy móc nhà xưởng để bảo đảm an toàn, vệ sinh cho công nhân như thế nào. Phần lớn đội ngũ công nhân trong các khu công nghiệp chủ yếu xuất thân từ nông thôn, trên 60% chưa qua đào tạo nghề ở các trường chuyên nghiệp, hiểu biết pháp luật thấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của công nhân chưa cao. Vì vậy, một số không ít công nhân nhận thức về tầm quan trọng của điều kiện và môi trường làm việc cũng như
182
La Hoàn, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Thực trạng chính sách việc làm cho lao động nữ ở Việt Nam hiện nay và giải pháp điều hành,
http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/thuctrangchinhsachvieclam-nd-16614.html, [ngày truy cập 15-9-2014]. 183 Lê Thanh Hà, Công đoàn Bộ khoa học và công nghệ, Tích cực cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, lao động ở các khu công nghiệp, http://congdoan.most.gov.vn/trao-doi/bai-viet/1508-tich-cc-ci-thin-iu-kin-lam-vic-ca- cong-nhan-lao-ng-cac-khu-cong-nghip-.html?start=1, [ngày truy cập 15-9-2014].
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 53 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
công tác an toàn, vệ sinh lao động chưa tốt. Nên khi được trang bị phương tiện bảo vệ các
nhân nhưng công nhân cũng không sử dụng.184
3.3.3.2 Giải pháp
Về thời gian làm việc, nghỉ ngơi
Để hạn chế tình trạng vi phạm thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, giờ làm thêm, thiết nghĩ các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước; cần có chế tài xử lý nghiêm các đơn vị, doanh
nghiệp vi phạm.185
Công đoàn các cấp cần tăng cường giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, đảm bảo thời giờ làm việc theo đúng quy định nhà nước; cần đưa quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ vào bản thoả ước lao động tập thể và giám sát để thực hiện cho đúng luật. Cán bộ công đoàn cơ sở cần nâng cao hiểu biết pháp luật, khả năng
đối thoại với chủ doanh nghiệp trong việc bảo vệ người lao động.186
Bản thân người lao động phải nâng cao hiểu biết pháp luật lao động để tự biết bảo vệ mình như kiến nghị lên công đoàn cơ sở hoặc cấp trên cơ sở, phòng quản lý lao động
địa phương, hoặc các cấp có thẩm quyền để tham gia giải quyết.187
Về mặt pháp lý cần phải hoàn thiện, tăng cường đảm bảo việc thực thi các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để người lao động sớm được bảo vệ, làm việc trong một điều kiện lao động tốt, có thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tái tạo sức lao động sản xuất.188
Về điều kiện và môi trường làm việc
184 Lê Thanh Hà, Công đoàn Bộ khoa học và công nghệ, Tích cực cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, lao động ở các khu công nghiệp, http://congdoan.most.gov.vn/trao-doi/bai-viet/1508-tich-cc-ci-thin-iu-kin-lam-vic-ca- cong-nhan-lao-ng-cac-khu-cong-nghip-.html?start=1, [ngày truy cập 15-9-2014].
185 Thanh Hằng, Vi phạm thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ: Cần có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghhiệp vi phạm, Báo điện tử Quảng Ninh, 2013, http://baoquangninh.com.vn/phap-luat/tro-giup-phap-
ly/201306/vi-pham-thoi-gio-lam-viec-nghi-ngoi-lam-them-gio-can-co-che-tai-xu-ly-nghiem-cac-doanh-nghiep-vi- pham-2199907/, [ngày truy cập 15-9-2014].
186 Thanh Hằng, Vi phạm thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ: Cần có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghhiệp vi phạm, Báo điện tử Quảng Ninh, 2013, http://baoquangninh.com.vn/phap-luat/tro-giup-phap-
ly/201306/vi-pham-thoi-gio-lam-viec-nghi-ngoi-lam-them-gio-can-co-che-tai-xu-ly-nghiem-cac-doanh-nghiep-vi- pham-2199907/, [ngày truy cập 15-9-2014].
187 Thanh Hằng, Vi phạm thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ: Cần có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghhiệp vi phạm, Báo điện tử Quảng Ninh, 2013, http://baoquangninh.com.vn/phap-luat/tro-giup-phap-
ly/201306/vi-pham-thoi-gio-lam-viec-nghi-ngoi-lam-them-gio-can-co-che-tai-xu-ly-nghiem-cac-doanh-nghiep-vi- pham-2199907/, [ngày truy cập 15-9-2014].
188 Thanh Hằng, Vi phạm thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ: Cần có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghhiệp vi phạm, Báo điện tử Quảng Ninh, 2013, http://baoquangninh.com.vn/phap-luat/tro-giup-phap-
ly/201306/vi-pham-thoi-gio-lam-viec-nghi-ngoi-lam-them-gio-can-co-che-tai-xu-ly-nghiem-cac-doanh-nghiep-vi- pham-2199907/, [ngày truy cập 15-9-2014].
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 54 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
Bình đẳng giới về điều kiện lao động, môi trường làm việc được áp dụng cho cả lao động nam và lao động nữ, vì vậy để cải thiện điều kiện lao động cần áp dụng một số giải pháp sau:
Để cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ, theo các chuyên gia, trước hết cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng, tất cả các quy định pháp luật phải thể hiện nguyên tắc bình đẳng giới, đồng thời phải nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội cho các
doanh nghiệp.189
Với doanh nghiệp, ngoài việc tuân thủ Bộ luật Lao động, còn phải đảm bảo điều
kiện an toàn, môi trường vệ sinh, đầu tư các dịch vụ tiếp cận chăm sóc sức khỏe.190
Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, căn cứ vào yêu cầu của sản xuất kinh doanh và điều kiện cơ sở vật chất và vốn, tìm biện pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại, nhằm khắc phục ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sức khỏe công nhân. Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn và xây dựng các trung tâm kiểm định về chất lượng, đánh giá sự tác động của máy móc, công nghệ tới môi trường và sức khỏe
công nhân trong khu vực chịu ảnh hưởng.191
Áp dụng kỹ thuật để bảo vệ người lao động, hạn chế tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong lao động. Có thể dùng một số biện pháp, phương tiện phổ biến như: Tạo các thiết bị che chắn phù hợp trong quá trình vận hành và sử dụng máy móc, nhằm
cách ly người công nhân ra khỏi vùng nguy hiểm,...192
Cần trang bị phương tiện cá nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước, việc quản lý cấp phát sử dụng theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn, người công nhân phải kiểm tra trước khi sử dụng. Đồng thời không ngừng đầu tư nghiên cứu có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng và ứng dụng
khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, để chủ động cải thiện điều kiện làm việc.193
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động. Các địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, các doanh nghiệp cần tập trung chỉ đạo đồng bộ các hoạt động như: xây dựng nội quy bảo hộ lao động trong đó quy định cụ thể về nội dung an toàn và vệ sinh lao động,
189Cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ, Báo Mới, 2014, http://www.baomoi.com/Cai-thien-dieu-kien-lam- viec-cho-lao-dong-nu/47/14613418.epi, [ngày truy cập 15-9-2014].
190Cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ, Báo Mới, 2014, http://www.baomoi.com/Cai-thien-dieu-kien-lam- viec-cho-lao-dong-nu/47/14613418.epi, [ngày truy cập 15-9-2014].
191 Lê Thanh Hà, Công đoàn Bộ khoa học và công nghệ, Tích cực cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, lao động ở các khu công nghiệp, http://congdoan.most.gov.vn/trao-doi/bai-viet/1508-tich-cc-ci-thin-iu-kin-lam-vic-ca- cong-nhan-lao-ng-cac-khu-cong-nghip-.html?start=1, [ngày truy cập 15-9-2014].
192
Lê Thanh Hà, Công đoàn Bộ khoa học và công nghệ, Tích cực cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, lao động ở các khu công nghiệp, http://congdoan.most.gov.vn/trao-doi/bai-viet/1508-tich-cc-ci-thin-iu-kin-lam-vic-ca- cong-nhan-lao-ng-cac-khu-cong-nghip-.html?start=1, [ngày truy cập 15-9-2014].
193 Lê Thanh Hà, Công đoàn Bộ khoa học và công nghệ, Tích cực cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, lao động ở các khu công nghiệp, http://congdoan.most.gov.vn/trao-doi/bai-viet/1508-tich-cc-ci-thin-iu-kin-lam-vic-ca- cong-nhan-lao-ng-cac-khu-cong-nghip-.html?start=1, [ngày truy cập 15-9-2014].
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 55 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
những quy định về quyền và trách nhiệm của công nhân và người sử dụng lao động. Thường xuyên nhắc nhở động viên công nhân sử dụng có hiệu quả phương tiện phòng hộ cá nhân; định kỳ cần tổng kết đánh giá công tác bảo hộ lao động, có các biện pháp xử lý
những trường hợp vi phạm.194
Phát huy vai trò các cấp công đoàn cơ sở trong việc thực hiện các quy định an toàn, vệ sinh lao động. Trước mắt, cần tăng cường tuyên truyền, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động, công đoàn cơ sở, người lao động trong công tác bảo hộ lao động, nhằm nâng cao nhận thức của mọi ngành, mọi
người đối với công tác bảo hộ lao động.195