Bình đẳng giới trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành các hoạt động

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 38 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN LĨNH

2.2.1.1 Bình đẳng giới trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành các hoạt động

hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp

Theo pháp luật Việt Nam, “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài

sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.95

Bình đẳng giới trong việc thành lập doanh nghiệp: Khi muốn thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật tại điều 13 (Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp), điều 14 (Trình tự đăng ký kinh doanh),…của Luật doanh nghiệp năm 2005. Từ quy định

đó ta đối chiếu sang quy định tại điều 12, khoản 1 Luật bình đẳng giới năm 2006: “Nam,

nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp,…”96

Vì vậy, ta có thể hiểu được, khi một công dân bất kể là nam hay nữ, muốn thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp đều phải tuân theo quy định của pháp luật (Luật doanh nghiệp năm 2005,..) mà không có chế độ ưu tiên công dân nam hay công dân nữ hơn, dẫn đến sự thiệt thòi cho bên nào. Ngoài ra, nhà nước ta còn có những chính sách ưu tiên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nữ giới phát triển sự nghiệp, cụ thể trong việc thành lập doanh nghiệp.

Bình đẳng giới trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh: Sau khi được thành lập, một doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tiến hành các hoạt động tạo ra thu nhập, doanh thu hay nói cách khác đây là các hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo

quy định tại điều 12, khoản 1 Luật bình đẳng giới năm 2006: “Nam, nữ bình đẳng trong

việc … tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh,…”97

Từ đó, ta có thể hiểu, khi các

93 Bộ luật lao động năm 2012, điều 186, khoản 1. 94 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, điều 15. 95 Luật doanh nghiệp năm 2005, điều 4, khoản 1. 96 Luật bình đẳng giới năm 2006, điều 12, khoản 1. 97

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 30 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

doanh nghiệp dù là thuộc thành phần kinh tế nào khi tiến hành các chiến lược phát triển hay thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp đều phải tuân theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản khác có liên quan mà không có sự thiên vị cho giới nào.

Bình đẳng giới trong quản lý doanh nghiệp: Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải có đường lối quản lý hiệu quả. Các đường lối này là những chiến lược, kế hoạch để quản lý nhân sự, quản lý vốn,… Các hoạt động quản lý doanh nghiệp này đều phải tuân theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005. Khi đối chiếu với quy định của

Luật bình đẳng giới năm 2006, điều 12, khoản 1: “Nam, nữ bình đẳng trong việc…quản

lý doanh nghiệp”98

ta có thể hiểu được, dù là nam giới hay nữ giới khi tiến hành các hoạt động quản lý doanh nghiệp đều phải tuân theo các quy định của pháp luật mà không có sự phân biệt đối xử hay thiên vị giới nào.

Ngoài ra, nhà nước ta cũng có những chính sách phù hợp, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nữ giới phát triển sự nghiệp như thành lập Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam với mục đích tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ, phát huy năng lực, vai trò của nữ doanh nhân vì sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ, ưu tiên trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ,…

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)