Đặc điểm của quyền công dân

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

2.1 QUYỀN CÔNG DÂN TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ LAO ĐỘNG

2.1.3 Đặc điểm của quyền công dân

Xét trên nhiền góc độ, quyền công dân có những đặc điểm sau:

Về nguồn gốc: xuất phát từ quyền con người trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội hay còn gọi nguyên tắc tôn trọng các quyền con người – giá trị được thừa nhận chung của nhân loại: quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà

50 Hiến pháp năm 2013, điều 17, khoản 1.

51 Nguyễn Đăng Dung, Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006, tr. 133.

52 Như Ý, Nguyễn Văn Khang và Phan Xuân Thành, Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.273.

53 Nguyễn Đăng Dung, Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006, tr. 136.

54 Nguyễn Vinh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Quyền con người, quyền công dân – Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/SuKienNoiBat/View_detail.aspx?ItemID=433, [ngày truy cập 1-9-2014].

55

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 21 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Do đó, các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân. Quyền công dân xuất phát từ quyền con người có nghĩa là cũng tôn trọng những quyền mặc nhiên con người có thể thực hiện,

chỉ khác ở chỗ quyền công dân không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự

nhiên mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa. Như vậy, về quyền pháp lý, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền công dân phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa...của các xã hội.56

Về hình thức biểu hiện: được quy định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của quốc

gia. Theo pháp luật Việt Nam, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và

nghĩa vụ được quy định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước, xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân trong mối quan hệ với nhà nước. Có thể kể đến một số quyền như: quyền học tập, quyền tự do cư trú, quyền bầu cử, ứng cử,…Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một chế định của luật Hiến pháp, ngoài ra còn được quy định trong luật chuyên ngành.

Về giá trị pháp lý: là cơ sở để nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật khác. Vì Hiến pháp là đạo luật gốc, là đạo luật tối cao trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, những gì quy định trong Hiến pháp là những quy định cơ bản trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…mọi văn bản pháp luật khác đều phải tôn trọng Hiến pháp, không được vi hiến. Các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp là những gì cơ bản nhất để làm cơ sở cho việc cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành, các nghị định, nghị quyết,…từ đó đảm bảo và tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Về giá trị thực tế: không chỉ phản ánh chất lượng sống của các cá nhân mà còn thể hiện tính chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của một nhà nước: Nhà nước quy định những văn bản pháp luật đảm bảo quyền công dân suy cho cùng là để đảm bảo cho công dân có được cuộc sống ấm no, được phát triển khả năng của bản thân, giúp đỡ gia đình, từ đó phát huy năng lực phát triển xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng đất nước. Vì vậy có thể hiểu, khi công dân được đảm bảo về quyền của mình và phát triển năng lực của

56 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 22 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

bản thân thì không chỉ phản ánh chất lượng sống của công dân đó mà còn thể hiện được nhà nước mà người đó là công dân có tính dân chủ, nhân đạo và tiến bộ.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)