5. Kết cấu của luận văn
3.2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚ
3.2.2.1 Thực trạng và giải pháp về tiếp cận thông tin khoa học – kỹ thuật
Thực trạng về tiếp cận thông tin khoa học – kỹ thuật:
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nhiều hộ gia đình, vai trò của phụ nữ còn tỏ ra nổi trội hơn do họ làm nhiều hơn. Song, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các lớp tập huấn khuyến nông và IPM (Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp) đều thấp hơn so với nam giới. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh cho thấy tỷ lệ nữ tham gia tập huấn IPM cao nhất ở Đồng Nai là 21,2%, Đắk Lắk là 11,5%, Phú Yên là 10%, trong khi sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động trồng trọt là tương đương với nam giới. Như vậy, tỷ lệ phụ nữ tham gia các lớp tập huấn IPM chưa tương xứng với sự đóng góp ngày công của họ. Các nghiên cứu khác về vấn đề giới trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy tỷ lệ nữ tham gia vào các lớp tập huấn về khuyến nông là rất thấp. Phụ nữ chỉ chiếm 25% số học viên tham gia các chương trình huấn luyện về chăn nuôi và 10% trong số các học viên trong các chương trình về canh tác. Số lượng cán bộ khuyến nông còn thiếu và hầu như không có phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực này. Vai trò của Hội phụ nữ trong việc tuyên truyền
vận động và điều phối đào tạo khuyến nông cần được nâng cao.142
Có một khoảng cách giữa khả năng tiếp cận của phụ nữ và nam giới với các công nghệ nông nghiệp. Khi người dân lúng túng trong các khâu sản xuất, họ tìm cách giải quyết từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả của Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông tới hiệu quả sản xuất lúa của nữ chủ hộ của tác giả Trương Thị Ngọc cho thấy 60% nữ quản lý sản xuất hỏi thông tin ở người bán hành vật tư nông nghiệp, 56% hỏi ở chồng và 40% tìm hiểu từ radio, tivi, sách báo và chỉ có 5% hỏi thông tin từ các bộ kỹ thuật.143
Ngoài ra, phụ nữ đã và đang có xu hướng tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông ít hơn nam giới, hiện nay đang tồn tại một thực trạng “nữ làm, nam học”, bởi hầu hết các hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi quy mô hộ gia đình chủ yếu do phụ nữ thực hiện. Xu hướng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ trong ngành nông nghiệp bởi để tăng cường sản xuất thì nhất thiết phải được tiếp cận, được học hỏi những kiến
141 Career Builder – Mạng làm việc và tuyển dụng lớn nhất thế giới, Điều gì cản trở phụ nữ làm kinh doanh,
http://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/dieu-gi-can-tro-phu-nu-lam-kinh-doanh.35A510FA.html, [ngày truy cập 15-9-2014].
142 Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
143 Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 42 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
thức mới, trong khi nam giới được ưu tiên tiếp cận nguồn thông tin này thì định kiến giới, các khuôn mẫu giới hiện có và sự thiếu hiểu biết về các kiến thức giới lại có xu hướng
đẩy người phụ nữ ra khỏi quá trình tiếp cận này.144
Giải pháp để phụ nữ tiếp cận thông tin khoa học – kỹ thuật:
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học cho phụ nữ nông thôn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kiến thức khoa học – kỹ thuật cho phụ nữ nông
thôn bằng cách tăng cường mở các lớp tập huấn, hướng dẫn đối tượng là phụ nữ.145 Ví
dụ: Khuyến khích phụ nữ tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, quản lý dịch hại, phát
hành những tờ bướm in thông tin kiến thức rồi tuyên truyền kiến thức cho từng hộ gia đình đặc biệt là phụ nữ,…
Các hoạt động khuyến nông cần chú ý tới các dịch vụ này phải được thiết kế và
cung cấp cho phụ nữ và do phụ nữ thực hiện.146
Để phụ nữ và nam giới, nhất là trong các hộ nghèo được tiếp cận bình đẳng giới với khoa học kỹ thuật và các dịch vụ khuyến nông, công tác tuyên truyền, nội dung khuyến nông cần được lồng ghép giới và cần phải có nhiều hình thức tập huấn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán cũng như trình độ học vấn của các vùng khác nhau.147
Các chương trình tập huấn đối tượng tham gia phải là những người trực tiếp làm, bởi với đối tượng là phụ nữ nông thôn, việc tham gia học tập là rất khó khăn, dù phần đông họ là người trực tiếp sản xuất nhưng do bận nhiều việc, ngại học và thường hay có
tâm lý nhường cho chồng đi hội họp, học tập.148