Thực trạng trong lĩnh vực kinh doanh

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 48 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

3.2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚ

3.2.1.1 Thực trạng trong lĩnh vực kinh doanh

Thống kê của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho thấy, 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ đứng đầu; khoảng 25% lãnh đạo và giám đốc điều hành của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế ở Việt Nam là phụ nữ và ước tính 60% hộ kinh doanh gia đình do phụ nữ làm chủ. Trên thực tế, cả nước hiện có hơn 100.000 doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, từ dệt may, chế biến hàng nông sản, thủy sản, da giày đến các lĩnh vực như xây dựng, khoa học công nghệ. Những doanh nghiệp do chị em làm chủ phần lớn thuộc khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực sử dụng nhiều lao động, liên quan đến lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất chế biến nông sản, thủy sản, nhiều doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu, vùng xa. Các doanh nghiệp nói trên cũng sử dụng nhiều lao động nữ, lao động khuyết tật. Các doanh nhân nữ cũng thường đi đầu trong các hoạt động xã hội, từ thiện. Như vậy, vị trí của doanh nhân nữ không chỉ có ý nghĩa trong tăng trưởng kinh tế

mà còn đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước.134

Mặc dù có những đóng góp quan trọng như vậy cho nền kinh tế nhưng doanh nhân nữ vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức do định kiến giới trong khởi sự và phát triển kinh doanh. Điều này bắt nguồn từ việc phụ nữ thường hạn chế hơn nam giới trong các cơ hội tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng nghề, nguồn tín dụng thương mại của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính chính thức. Doanh nhân nữ cũng thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường sinh lời, mà thường chỉ tham gia vào những thị trường truyền thống tại địa phương. Họ cũng thiếu công nghệ, thông tin và mạng lưới để

thành lập và phát triển kinh doanh.135

Những điểm yếu trên của doanh nhân nữ đã được phân tích và khẳng định trong “Báo cáo xu hướng việc làm Việt Nam 2010” của Bộ LĐ-TB & XH. Theo báo cáo, đã có

133

CIEM – Trung tâm thông tin tư liệu, Phát huy vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển bền vững ở Việt Nam, tr.14.

134 Cầm Trang, Nữ doanh nhân là chủ 20% doanh nghiệp, Báo Mới, 2011, http://www.baomoi.com/Nu-doanh-nhan- la-chu-20-doanh-nghiep/45/5994790.epi, [ngày truy cập 15-9-2014].

135 Cầm Trang, Nữ doanh nhân là chủ 20% doanh nghiệp, Báo điện tử BáoMới, 2011, http://www.baomoi.com/Nu- doanh-nhan-la-chu-20-doanh-nghiep/45/5994790.epi, [ngày truy cập 15-9-2014].

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 40 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

sự giảm sút về việc làm tự tạo của cả nam và nữ giới. Đặc biệt, phần lớn những việc làm mới trong khu vực việc làm công ăn lương đều do nam giới đảm nhận, trong khi đó phụ

nữ có xu hướng chuyển sang làm công việc gia đình không được trả lương.136

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)