5. Kết cấu của luận văn
3.2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚ
3.2.3.1 Thực trạng về tiếp cận các dịch vụ tài chính, tín dụng
Những nghiên cứu quốc tế và trong nước những năm gần đây cho thấy rằng sự tiếp cận của phụ nữ với các tổ chức tiết kiệm và tín dụng là nâng cao địa vị an sinh cho
156
Hoàng Cẩm và cộng sự, Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tr. 81 – 82.
157 Hoàng Cẩm và cộng sự, Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tr. 82.
158
Hoàng Cẩm và cộng sự, Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tr. 82.
159 Hoàng Cẩm và cộng sự, Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tr. 82.
160 Hoàng Cẩm và cộng sự, Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tr. 83.
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 46 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
phụ nữ, đồng thời cũng cải thiện phúc lợi gia đình họ. Nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường khiến cả nam và nữ đều có nhu cầu tài chính cao hơn, làm nảy sinh các loại hình dịch vụ đa dạng, kể cả chính thức và không chính thức. Các ngân hàng thương mại của nhà nước như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hành năm tiếp cận ít nhất 4 triệu nông dân, phục vụ từ 40% các hộ sản xuất nông nghiệp thông qua mạng lưới chi nhánh các cấp. Các nguồn chính thức khác bao gồm Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng người nghèo và Quỹ tín dụng nhân dân. Bên cạnh nguồn tín dụng bán chính thức của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và tín chấp qua các tổ chức quần chúng, khu vực phi chính thức gồm những người vay, thương nhân và họ hàng cũng hoạt động rất tích cực. Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam thường gặp khó khăn hơn nam giới trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức và chiếm đa số những người vay trong khu vực phi chính thức, phải chịu lãi suất cao hơn và nguồn vốn hạn chế. Chưa tới 10% các khoản vay của ngân hàng nông nghiệp dành cho phụ nữ và một nghiên cứu ở cấp huyện cho thấy chỉ có 2,5% số người vay ở Ngân hàng nông nghiệp là phụ nữ. Số liệu điều tra mức sống của năm năm 1998 cho thấy phụ nữ chiếm 41% tổng các khoản vay nhưng chỉ có 29% từ cá nguồn chính thức. Việc tiếp cận với bất kỳ loại hình tín dụng nào là vấn đế khó khăn vướng mắc nhất đối với người nghèo nói chung và phụ nữ nghèo nói riêng.161
3.2.3.2 Giải pháp
Để thực hiện tốt công tác ủy thác cho vay, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong tỉnh cần sát cánh cùng ngân hàng chính sách xã hội thực hiện nhiều giải pháp để phụ nữ
nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhanh nhất.162
Các cấp hội cơ sở phải tích cực tham gia cùng với chính quyền, các đoàn thể xác định đối tượng phụ nữ nghèo có đủ điều kiện vay vốn, xác định đối tượng vay vốn theo từng chương trình của ngân hàng chính sách xã hội, lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách mới về tín dụng ưu đãi, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các nội dung sinh hoạt hội.163
Hầu hết các hộ phụ nữ nghèo không chỉ do thiếu vốn mà còn thiếu kinh nghiệm làm kinh tế. Vì vậy, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cần coi trọng hướng dẫn các hội viên về kỹ thuật sản xuất, kiến thức nghề nghiệp… Ngoài ra, còn cần phối hợp với Hội Nông dân
161 Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
162
Tâm Bình, Giúp “cần câu” để phụ nữ thoát nghèo, Báo điện tử Bình Dương, 2014,
http://m.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1247ECEFC331/Giup_can_cau_de_hoi_vien_phu_nu_thoat_ngheo_.asp x, [ngày truy cập 15-9-2014].
163 Tâm Bình, Giúp “cần câu” để phụ nữ thoát nghèo, Báo điện tử Bình Dương, 2014,
http://m.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1247ECEFC331/Giup_can_cau_de_hoi_vien_phu_nu_thoat_ngheo_.asp x, [ngày truy cập 15-9-2014].
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 47 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
và Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tập huấn, mở các lớp dạy nghề nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản giúp chị em phát huy được kỹ năng nghề nghiệp hoặc tìm được
việc làm phù hợp góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.164
Hội Liên hiệp phụ nữ cần khai thác các nguồn vốn vay để hỗ trợ, duy trì hoạt động tiết kiệm, tạo nguồn vốn tại chỗ cho chị em. Các cấp hội cũng cần sẽ phát huy tính cộng đồng, tương trợ ở tổ tiết kiệm, giúp đỡ nhau sử dụng vốn vay hiệu quả. Bên cạnh đó, hội còn phải phát triển thêm các mô hình làm kinh tế mới để giúp phụ nữ giảm nghèo, chống
tái nghèo; bảo đảm các hộ phụ nữ nghèo được giúp đỡ, vươn lên thoát nghèo.165
3.3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG