5. Kết cấu của luận văn
3.2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚ
3.3.2.1 Thực trạng về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ
Về trình độ học vấn
167 Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, Những bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật về lao động nữ,
http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=&Category=&ItemID=2239&Mode =1, [ngày truy cập 15-9-2014].
168
Bộ luật lao động năm 2012, điều 153, khoản 1. 169 Bộ luật lao động năm 2012, điều 153, khoản 2. 170 Bộ luật lao động năm 2012, điều 153, khoản 4. 171 Bộ luật lao động năm 2012, điều 153, khoản 5.
172 Khánh Ngọc, Bộ Tư pháp, Thi hành pháp luật về lao động nữ trong doanh nghiệp: Bất cập và giải pháp,
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 49 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
Trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, trình độ học vấn của lao động nữ nhìn chung còn thấp, có 49,9% tổng số lao động nữ có trình độ trung học phổ thông; 37,9% có trình độ trung học cơ sở; 9,2% có trình độ tiểu học. Xét theo loại hình doanh nghiệp thì lao động nữ trong các doanh nghiệp cổ phần hóa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ học vấn cao nhất (lao động nữ có trình độ trung học phổ thông lần lượt là 66,7% và 64,5%). Trong khi đó lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã có 31,1% và 42,2% có trình độ học vấn trung học phổ thông, đặc biệt là tỷ lệ lao động
nữ có trình độ học vấn ở bậc tiểu học khá cao là 22,1% và 17,7%. 173
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Theo kết quả điều tra của Tổng liên đoàn lao động cho thấy lao động nữ chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ khác lớn, trình độ chuyên môn tay nghề của lao động nữ còn nhiều hạn chế, có tới 49,9% lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước là lao động giản đơn; 29,9% là lao động kỹ thuật; 12,9% có trình độ trung học chuyên nghiệp, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng việc làm cũng như thu nhập của lao động nữ, Số lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước có trình độ cao đẳng, đại học chiếm
tỷ lệ thấp, chỉ có 7,3% trong tổng số lao động nữ được điều tra.174
Nếu xét tới trình độ chuyên môn của lao động nữ theo loại hình doanh nghiệp thì ở các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và công ty trách nhiệm hữu hạn có tới hơn một nửa lao động nữ chưa qua đào tạo (lần lượt là 56,8%; 60,7%; 67,9%) đang đảm nhận những công việc lao động giản đơn. Trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, lao động nữ đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,9% lao động kỹ thuật; 14,3% có trình độ trung học chuyên nghiệp; 8,1% lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học. Số liệu này hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì phần lớn người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước trước đây đều đã qua đào tạo. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học cao nhất (16,4%), vì đây là khu vực kinh tế có
trình độ công nghệ khá tiên tiến, hiện đại nên đòi hỏi nguồn lao động có trình độ cao.175
Nằm trong khuôn khổ dự án Khuyến trợ việc làm nhiều hơn và tốt hơn cho nữ thanh niên Việt Nam, từ tháng 8 đến tháng 10, Vụ chính sách lao động và việc làm đã điều tra trên 1.200 nam nữ thanh niên độ tuổi 15-25 tại 6 tỉnh thành: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Quảng Ninh, Bình Dương, Hải Dương. Kết quả cho thấy, tỷ lệ lao động trẻ qua học nghề rất thấp, đặc biệt là nữ giới. Lý do không tiếp tục học chủ yếu là gia đình không có điều kiện kinh tế, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như thi trượt
173
Nguyễn Văn Linh, Chuyên đề đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tr. 30.
174 Nguyễn Văn Linh, Chuyên đề đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tr. 31.
175 Nguyễn Văn Linh, Chuyên đề đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tr. 32.
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 50 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
đại học (nam giới), không thích đi học (nữ giới). Hầu hết số người được hỏi cho rằng không được hướng dẫn hoặc tư vấn gì về loại hình hoặc khoá đào tạo nghề, nếu có chủ yếu từ gia đình. Về phía nhà tuyển dụng, đa số muốn tuyển lao động nam trong nhóm 18- 24 tuổi, đã qua đào tạo đại học, trung học hoặc học nghề. Tuy nhiên, họ gặp phải những bất lợi do người được tuyển dụng thiếu kinh nghiệm, chưa có ý thức làm việc, ý thức kỷ luật kém. Theo bà Ngô Ngọc Liên, chuyên viên Vụ chính sách lao động và việc làm, quy mô cuộc điều tra tuy nhỏ, nhưng cũng phản ánh một thực tế hiện nay là có sự bất cập lớn giữa cung và cầu lao động. Lao động trẻ có nhu cầu tìm kiếm việc rất lớn (mỗi năm có thêm 1,2 triệu người), nhưng trình độ nghề lại kém, do đó rất khó được doanh nghiệp tiếp nhận. Bà Liên cho rằng, những lý do chính dẫn đến điều này là các trung tâm đào tạo nghề, trung tâm giới thiệu việc làm chưa thay đổi trang thiết bị, giáo viên, tài liệu so với nhu cầu thực tiễn về cung ứng, tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan, tổ chức đào tạo, cung ứng và quản lý lao động trên địa bàn; nhận thức về giới trong xã hội, trực tiếp là người sử dụng lao động và người lao động chưa thay đổi, vẫn còn định kiến thiên lệch làm giảm đi những cơ hội việc làm cho nữ.176
3.3.2.2 Giải pháp
Bản thân người phụ nữ phải tự cố gắng vươn lên học tập nghiên cứu nâng cao trình độ để tiến tới bình đẳng giới trong xã hội hiện nay. Phụ nữ phải hiểu rõ về bản thân mình, thấy được hoàn cảnh và điều kiện của gia đình mình. Để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giới, trước tiên, phụ nữ phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức, trí tuệ. Bên cạnh đó, việc đấu tranh tạo cơ hội nâng cao trình độ, làm việc và thăng
tiến cho phụ nữ bình đẳng với nam giới là rất cần thiết hiện nay.177
Xã hội, đồng nghiệp và gia đình phải tạo điều kiện để phụ nữ có thể học tập nâng cao trình độ. Nhà nước và cơ quan phải tạo điều kiện ưu tiên, khuyến khích cho phụ nữ đi học nâng cao trình độ. Đồng nghiệp nam phải sẵn sàng giúp đỡ khi phụ nữ gặp khó khăn, phải biết tôn trọng, lắng nghe và thừa nhận năng lực, trình độ của phụ nữ để chị em tự tin hơn ngay trong cơ quan đơn vị của mình. Còn đối với đồng nghiệp nữ, thì chính chị em phải biết bảo vệ quyền lợi cho mình và bạn bè cùng giới, hỗ trợ nhau vươn lên trong học
tập cũng như cuộc sống.178
176 Như Trang, Trình độ lao động trẻ của Việt Nam còn thấp, Báo điện tử Việt Báo, 2002, http://vietbao.vn/Xa- hoi/Trinh-do-lao-dong-tre-cua-VN-con-thap/10792100/157/, [ngày truy cập 15-9-2014].
177
Nguyễn Thị Giáng Hương, Ged Working Group, Phụ nữ học tập nâng cao trình độ - Những khó khăn trở ngại và giải pháp, http://ged.com.vn/newsdetailc4/phu-nu-hoc-tap-nang-cao-trinh-do-nhung-kho-khan-tro-ngai-va-giai- phap-637.htm, [ngày truy cập 15-9-2014].
178 Nguyễn Thị Giáng Hương, Ged Working Group, Phụ nữ học tập nâng cao trình độ - Những khó khăn trở ngại và giải pháp, http://ged.com.vn/newsdetailc4/phu-nu-hoc-tap-nang-cao-trinh-do-nhung-kho-khan-tro-ngai-va-giai- phap-637.htm, [ngày truy cập 15-9-2014].
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 51 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
Bản thân chị em phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa gia đình và sự nghiệp. Thời gian bên gia đình sẽ tạo thêm động lực, bổ sung sức mạnh cho họ. Phụ nữ khi học tập cần cố gắng hết khả năng và theo đuổi mục tiêu đến cùng. Khi cảm thấy thoải mái vì gia đình ổn thỏa thì mọi việc sẽ trôi chảy và có nhiều niềm vui trong công việc và cuộc sống.179