5. Kết cấu của luận văn
3.2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚ
3.2.2.2 Thực trạng và giải pháp về tiếp cận nguồn lực đất đai
Thực trạng về tiếp cận nguồn lực đất đai:
Đất đai là nguồn lực thiết yếu đối với phụ nữ nông thôn. Trước hết sự tiếp cận với đất đai là quan trọng đối với an ninh trong lương thực hộ gia đình và các hoạt động nông nghiệp định hướng thị trường. Thứ hai, quyền sử dụng đất quyết định phần lớn khả năng tiếp cận đối với tín dụng. Đất đai với tư cách là tài sản chủ yếu của gia đình đối với hầu hết người nông dân, là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định địa vị kinh tế - xã hội.
144
Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
145 Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
146
Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
147 Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
148 Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 43 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
Tuy nhiên, một số khía cạnh nhất định của pháp luật chưa thực sự thể hiện sự bình đẳng. Hơn nữa, việc thực hiện các luật và quy định có liên quan đến đất đai và các giá trị truyền thống liên quan đến quyền và vai trò của phụ nữ còn hạn chế khả năng tiếp cận, kiểm soát
bình đẳng của phụ nữ đối với việc sử dụng đất đai.149
Việc quản lý đất đai có xu hướng do nam giới thực hiện và tập trung vào nam giới. Tổng cục địa chính có phần lớn lãnh đạo là nam giới. Cán bộ địa chính các cấp tỉnh, huyện, xã đa số là nam giới. Đội ngũ cán bộ này ít có kiến thức về giới, chưa được tập huấn về giới và chưa lồng ghép giới vào hoạt động địa chính. Ở địa phương, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trao quyền sử dụng đất, quản lý và giám sát những thay đổi về đất đai. Phụ nữ nói chung (kể cả Hội phụ nữ - đại diện cho 51% phụ nữ) rất ít được mời tham dự các cuộc họp liên quan đến đất đai như quy hoạch, bảo vệ rừng. Nói chung, phụ nữ rất ít có thông tin về quá trình chia đất và sử dụng đất. Chính quyền địa phương có xu hướng coi đất đai, nông nghiệp và kinh doanh là những vấn đề của nam giới và thường hay làm
việc với nam giới.150
Nhìn chung, phụ nữ có địa vị pháp lý hạn chế trong việc gây ảnh hưởng tới các quyết định liên quan đến việc sử dụng đất. Phần lớn nam giới là chủ hộ nên có quyền quyết định hầu hết các vấn đề quan trọng như sử dụng và chuyển nhượng đất, tiếp cận tín
dụng mua các công cụ sản xuất và sử dụng thu nhập gia đình.151
Sự tiếp cận của phụ nữ với các chương trình tập huấn về quy hoạch đất đai, trực tiếp tham gia vào quá trình quy hoạch đất đai, bảo vệ rừng rất hạn chế. Mặt khác, những hoạt động như quy hoạch đất đai, bảo vệ rừng thường được quan niệm là công việc của nam giới. Tiếp cận đất đai và kiểm soát có liên quan đến những hiểu biết về kỹ thuật canh
tác. Như đã phân tích trong phần “Tiếp cận với thông tin khoa học – kỹ thuật” thì ta thấy
được sự tiếp cận của phụ nữ với thông tin, tập huấn những chương trình phát triển khác
cũng bị hạn chế vì phụ nữ có vai trò pháp lý thấp trong vấn đề đất đai.152
Mặc dù Hiến pháp, Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình đảm bảo cho cả phụ nữ và nam giới được hưởng các quyền như nhau đối với đất đai, nhưng trong thực tế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của gia đình cũng như sổ địa chính của địa phương chỉ đăng ký tên chủ hộ, mà có tới gần 90% chủ hộ là nam giới. Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn, chia đất khi ly hôn,
149 Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
150
Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
151 Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
152 Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014]
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 44 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
khi lấy chồng hoặc thừa kế đất. Mặt khác, theo quan niệm truyền thống, việc thừa kế tài sản thường chỉ để thừa kế cho con trai, đặc biệt là vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa.153
Giải pháp cụ thể để phụ nữ tiếp cận đất đai:
Tăng cường công tác truyền thông một cách có hiệu quả thông qua việc đổi mới cách thức và nội dung tuyên truyền: Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhận thức liên quan đến tiếp cận đất đai của phụ nữ chịu ảnh hưởng chử yếu bởi các định kiến giới trong văn hóa truyền thống của các tộc người. Cách thức tuyên truyền phổ biến hiện nay chủ yếu dựa vào lao phát thanh và mạng lưới thành viên của hội phụ nữ theo dạng lồng ghép với các chủ đề khác như bạo lực gia đình, dân chủ cơ sở, gia đình văn hóa,…Thêm vào đó nội dung tuyên truyền nghèo nàn và được xây dựng theo “một mô hình cho tất cả”. Nội dung và cách thức tuyên truyền vô hình chung đã hạn chế việc truyền tải thông điệp đến nhiều đối tượng quan trọng khác trong xã hội và làm cho nội dung tuyên truyền kém hấp dẫn, khó tiếp thu đối với chính các đối tượng được trực tiếp tham gia. Do vậy, nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền ở nông thôn bằng cách đổi mới cả nội dung lẫn cách thức truyền thông cũng như mở rộng thông điệp truyền thông đến tất cả các đối tượng trong xã hội là hết sức quan trọng để thay đổi nhận thức và hiểu biết pháp luật của cộng
đồng và của chính các nhóm phụ nữ yếu thế.154
Bớt “tình”, tăng “lý” của tổ hòa giải: Cách giải quyết trong quá trình hòa giải ở các cấp, đặc biệt là ở cấp thôn/bản và cấp xã về đất đai nói riêng và các vấn đề xã hội khác nói chung chủ yếu dựa trên các chuẩn mực và giá trị truyền thống của cộng đồng, quan tâm hơn đến vấn đề “tình cảm” và ít chú trọng đến tính pháp lý của vấn đề hay sự công bằng của các bên. Tổ hòa giải, đặc biệt ở các cộng đồng phụ hệ, với các thành viên, mang định kiến giới nặng nề dựa vào truyền thống văn hóa của cộng đồng, vì vậy đã trở thành một quyền lực vô hình, mặc nhiên đã củng cố và duy trì tình trạng bất lợi đối với phụ nữ trong tiếp cận đất đai, đặc biệt là đất đai ở cấp gia đình và dòng họ. Vì vậy, tạo ra cơ chế đề cao tính pháp lý trong quá trình hòa giải để giảm thiểu sự bất lợi cho phụ nữ là một việc làm cần thiết.155
Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn pháp lý cấp cơ sở. Việc cải thiện chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý, làm cho những nơi này trở thành một môi trường thân thiện đối với phụ nữ ở các vùng nông thôn và địa bàn các dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết.
153
Doko, Chuyên đề Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực, http://www.doko.vn/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi- trong-tiep-can-nguon-luc-47-trang-theo-tiep-can-xa-hoi-hoc-166114, [ngày truy cập 15-9-2014].
154 Hoàng Cẩm và cộng sự, Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tr. 81.
155 Hoàng Cẩm và cộng sự, Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tr. 81.
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 45 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
Ngoài vấn đề giảm thiểu sự rườm rà của các thủ tục giấy tờ, trợ giúp người dân về mặt kinh phí, vấn đề tập huấn, đào tạo để thay đổi thái độ phục vụ của các cán bộ tư vấn (không định kiến, có thái độ thân thiện). Thêm vào đó, ở các vùng dân tộc thiểu số, nơi nguồn lực cán bộ là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là cán bộ nữ, còn có số lượng hạn chế, nhà nước và các cơ quan hữu quan nên xem xét xây dựng các chiến lược đào tạo lực lượng cán bộ là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ để cung cấp nguồn cán bộ phù
hợp cho việc tư vấn dịch vụ pháp lý tại cơ sở.156
Khuyến khích, trợ giúp làm sổ đỏ theo quy định mới. Cụ thể là tăng cường tuyên truyền và trợ giúp (kinh phí, thủ tục, giấy tờ,..) cho người dân, đặc biệt ở những vùng khó khăn, làm sổ đỏ cũng sẽ góp phần quan trọng để tăng khả năng tiếp cận đất đai cho phụ nữ.157
Khuyến khích, hướng dẫn, trợ giúp người dân văn bản hóa thừa kế tài sản. Tức là, hướng dẫn và trợ giúp người dân làm thừa kế bằng văn bản, có chứng nhận của chính quyền địa phương và thể chế hòa việc làm thừa kế bằng văn bản trong các luật liên quan.
Đây là biện pháp quan trọng để đảm bảo và tăng khả năng tiếp cận đất đai của phụ nữ.158
Phát triển hệ thống an sinh xã hội để giảm sự phụ thuộc vào mạng lưới an sinh truyền thống chủ yếu dựa trên nền tảng gia đình và dòng họ. Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cần thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong khu vực chính thức và mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội ở vùng nông thôn giảm sự phụ thuộc vào các thể chế truyền thống.159
Tăng cơ hội học vấn cho trẻ em gái ở những hộ nghèo, vùng nghèo và vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho trẻ em gái thuộc các nhóm yếu thế.160