5. Kết cấu của luận văn
3.2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚ
3.3.1.1 Thực trạng về phân công, tuyển dụng lao động
Phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động. Tuy có tỷ lệ tham gia lao động tương đương nhau, nhưng phụ nữ và nam giới vẫn tập trung vào những ngành nghề khác biệt nhau. Sự đa dạng của các ngành nghề ở đô thị đã đặc biệt hỗ trợ cho sự phân công lao động theo giới. Ở khu vực nông thôn, có tới 80% công việc thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, do đó sự lựa chọn nghề nghiệp là hạn chế, và sự phân biệt giới trong nghề nghiệp không nhiều. Ở khu vực đô thị, phụ nữ tập trung rất nhiều vào buôn bán, công nghiệp nhẹ (đặc biệt là dệt may), công sở nhà nước và dịch vụ xã hội, còn nam giới lại chiếm ưu thế trong các ngành nghề có kỹ năng như khai thác mỏ, cơ khí và chế tạo. Những lĩnh vực có ít đại diện của phụ nữ là quản lý hành chính và các lĩnh vực khoa học. Thậm chí cả ở những nghề nơi mà phụ nữ chiếm số đông, như công nghiệp dệt may hay giảng dạy tiểu
học, nam giới vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong các vị trí lãnh đạo cao hơn.166
Có thể nói những chính sách pháp luật về lao động nữ khá cụ thể, chi tiết, nhưng qua thực tiễn việc thực thi pháp luật còn hạn chế. Để tiết kiệm chi phí và thời gian, nhiều doanh nghiệp không thực hiện chủ trương này mà chỉ tuyển dụng lao động trẻ khỏe, có tay nghề để thay thế hoặc sa thải lao động nữ đã có tuổi, năng suất lao động không cao. Ngoài ra, quyền của lao động nữ trong tuyển dụng, đào tạo, ký kết hợp đồng lao động
164
Tâm Bình, Giúp “cần câu” để phụ nữ thoát nghèo, Báo điện tử Bình Dương, 2014,
http://m.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1247ECEFC331/Giup_can_cau_de_hoi_vien_phu_nu_thoat_ngheo_.asp x, [ngày truy cập 15-9-2014].
165 Tâm Bình, Giúp “cần câu” để phụ nữ thoát nghèo, Báo điện tử Bình Dương, 2014,
http://m.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1247ECEFC331/Giup_can_cau_de_hoi_vien_phu_nu_thoat_ngheo_.asp x, [ngày truy cập 15-9-2014].
166 Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Xuân Trình, Trần Kim Hào, Trần Thị Quế, Lê Thị An Bình, Phan Lê Minh, Trần Thị Tuyết, Lại Ngọc Anh, Khuất Hữu Vân, Trịnh Thu Nga, Nguyễn Thị Hồng Lam, Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 48 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến
thường bị vi phạm dưới hình thức những quy định mang tính ngoại lệ như ưu tiên tuyển lao động nam. Ngay cả đối với doanh nghiệp cần tuyển lao động nữ thì việc tuyển dụng đối tượng này vẫn bị vi phạm, bởi họ chỉ tuyển dụng lao động nữ theo quy định riêng của
doanh nghiệp. Ví dụ: “Chỉ tuyển lao động nữ đã có con” hoặc “Công nhân nữ phải cam
kết sau 3 năm làm việc mới được sinh con”… Hoặc lao động nữ chỉ được các doanh nghiệp ở những ngành nông nghiệp, dệt may da giày, chế biến thuỷ sản…tuyển dụng và sử dụng nhiều. Đây là những nghề có thu nhập thấp, đòi hỏi đào tạo ít hoặc không phải qua đào tạo. Điều đó cho thấy một nghịch lý xảy ra trong một doanh nghiệp là những vị trí quản lý, có tay nghề được đào tạo kỹ thuật cao thường là nam giới, lao động nữ nói chung không được khuyến khích vào các vị trí, công việc có thu nhập cao mà được xếp ở
vị trí thấp hơn, lao động giản đơn, kém ổn định, thu nhập đồng lương thấp.167
3.3.1.2 Giải pháp
Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.168
Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc
không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.169
Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao
động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.170
Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng
và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.171
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt đối với các doanh nghiệp không thực hiện pháp luật lao động nữ, phạt các đơn vị quảng cáo tuyển dụng có phân biệt giới, đồng thời khuyến khích, khen thưởng đối với các doanh nghiệp và cơ quan thực hiện tốt
để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ.172