QUYỀN CÔNG DÂN TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 28)

5. Kết cấu của luận văn

2.1 QUYỀN CÔNG DÂN TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ LAO ĐỘNG

2.1.1 Khái niệm công dân

Công dân là bộ phận dân cư chủ yếu của một Nhà nước bao gồm những người được xác định lệ thuộc pháp lý đối với nhà nước đó. Người là công dân của Nhà nước sở tại thì được hưởng đầy đủ những quyền và lợi ích tương xứng và đồng thời phải gánh vác

49

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 20 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

những nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Khái niệm công dân được gắn với khái niệm quốc tịch. Người là công dân của nước nào thì có quốc tịch của nước đó. Theo quy định tại

điều 17 Hiến pháp năm 2013 thì “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là người có quốc tịch Việt Nam”50

. Khái niệm quốc tịch được dùng để phân biệt công dân

của một nước với công dân của nước khác và với người không phải là công dân của bất

cứ quốc gia nào trên thế giới.51

Còn theo từ điển Tiếng Việt, “công dân” là thuật ngữ dùng để chỉ người dân của

một nhà nước dân chủ, có chủ quyền.52 Vậy chung quy lại, ta có thể hiểu “công dân” là thành viên của một nhà nước có chủ quyền (mang quốc tịch) được nhà nước đó bảo hộ, được hưởng những quyền lợi và thực hiện những nghĩa vụ mà nhà nước đó quy định.

2.1.2 Khái niệm quyền công dân

Quyền công dân là những quyền được quy định trong Hiến pháp. Những quyền này được Hiến pháp quy định cho tất cả mọi công dân, hoặc cho cả mọi tầng lớp, mọi giai cấp, không quy định cho từng người trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Những quyền này thường được xuất phát từ quyền con người: quyền được sống, được tự do;

quyền mưu cầu hạnh phúc, không ai có thể xâm phạm;...53 Quyền công dân là khái niệm

luôn gắn liền với khái niệm nhà nước, với chính thể có khả năng bảo đảm thực hiện và tôn trọng các quyền đó. Do vậy, trong mối quan hệ giữa công dân với nhà nước – các quyền cơ bản của công dân luôn được xác định bởi chế định quốc tịch. Theo đó, chỉ những người mang quốc tịch của một quốc gia mới được hưởng các quyền công dân mà

pháp luật quốc gia đó quy định và thừa nhận.54

Nói về quyền công dân là nói về những quyền cơ bản mà Hiến pháp của mỗi nước quy định cho công dân và người mang quốc tịch của nước mình. Ở những nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, có nền kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hóa khác nhau thì phạm vi và mức độ quyền công dân cũng rộng

hẹp khác nhau.55

2.1.3 Đặc điểm của quyền công dân

Xét trên nhiền góc độ, quyền công dân có những đặc điểm sau:

Về nguồn gốc: xuất phát từ quyền con người trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội hay còn gọi nguyên tắc tôn trọng các quyền con người – giá trị được thừa nhận chung của nhân loại: quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà

50 Hiến pháp năm 2013, điều 17, khoản 1.

51 Nguyễn Đăng Dung, Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006, tr. 133.

52 Như Ý, Nguyễn Văn Khang và Phan Xuân Thành, Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.273.

53 Nguyễn Đăng Dung, Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006, tr. 136.

54 Nguyễn Vinh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Quyền con người, quyền công dân – Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/SuKienNoiBat/View_detail.aspx?ItemID=433, [ngày truy cập 1-9-2014].

55

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 21 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Do đó, các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân. Quyền công dân xuất phát từ quyền con người có nghĩa là cũng tôn trọng những quyền mặc nhiên con người có thể thực hiện,

chỉ khác ở chỗ quyền công dân không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự

nhiên mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa. Như vậy, về quyền pháp lý, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền công dân phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa...của các xã hội.56

Về hình thức biểu hiện: được quy định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của quốc

gia. Theo pháp luật Việt Nam, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và

nghĩa vụ được quy định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước, xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân trong mối quan hệ với nhà nước. Có thể kể đến một số quyền như: quyền học tập, quyền tự do cư trú, quyền bầu cử, ứng cử,…Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một chế định của luật Hiến pháp, ngoài ra còn được quy định trong luật chuyên ngành.

Về giá trị pháp lý: là cơ sở để nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật khác. Vì Hiến pháp là đạo luật gốc, là đạo luật tối cao trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, những gì quy định trong Hiến pháp là những quy định cơ bản trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…mọi văn bản pháp luật khác đều phải tôn trọng Hiến pháp, không được vi hiến. Các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp là những gì cơ bản nhất để làm cơ sở cho việc cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành, các nghị định, nghị quyết,…từ đó đảm bảo và tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Về giá trị thực tế: không chỉ phản ánh chất lượng sống của các cá nhân mà còn thể hiện tính chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của một nhà nước: Nhà nước quy định những văn bản pháp luật đảm bảo quyền công dân suy cho cùng là để đảm bảo cho công dân có được cuộc sống ấm no, được phát triển khả năng của bản thân, giúp đỡ gia đình, từ đó phát huy năng lực phát triển xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng đất nước. Vì vậy có thể hiểu, khi công dân được đảm bảo về quyền của mình và phát triển năng lực của

56 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 22 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

bản thân thì không chỉ phản ánh chất lượng sống của công dân đó mà còn thể hiện được nhà nước mà người đó là công dân có tính dân chủ, nhân đạo và tiến bộ.

2.1.4 Các quyền của công dân trên lĩnh vực kinh tế và lao động 2.1.4.1 Trên lĩnh vực kinh tế 2.1.4.1 Trên lĩnh vực kinh tế

Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, sở hữu tư nhân, của cải để dành, nhà ở

Con người sinh ra và lớn lên luôn gắn với quyền sở hữu và quyền tài sản của mình. Do sự nhận thức không đầy đủ, mà những năm trước đây của các Hiến pháp 1959, 1980 của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp không quy định công dân có quyền tư hữu và quyền tài sản. Chính những quy định này đã là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, từ đó buộc Đảng và Nhà nước phải tiến hành công cuộc đổi mới. Một trong những vấn đề cơ bản nhất được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền sở hữu tư nhân và quyền tài sản. Với sự ghi nhận này đã làm cho sự vận hành của xã hội có một sự thay đổi đáng kể. Tài sản hợp pháp của các doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.

Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở được quy

định tại điều 32, khoản 1 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu

nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở,…”57Vì vậy, ta có thể hiểu mọi người có quyền sở hữu về phần thu nhập của mình để làm của cải để dành, mua nhà ở từ phần thu nhập đó, đó là sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ mà không bị quốc hữu hóa. Bên cạnh đó,

luật cũng quy định: “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi

ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.”58

Quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt

Tư liệu sản xuất là tất cả những gì phục vụ cho sản xuất. Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động (tức người lao động). Tương tự như vậy, tư liệu sinh hoạt là tất cả những gì phục vụ cho sinh hoạt. Nhà nước ta hiện nay cho phép cá nhân có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt quy định tại điều 17, khoản 1 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về…tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất…”59 Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn đang khuyến khích công hữu hóa về tư liệu sản xuất bởi vì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ chuyển biến từ sở hữu tư

57 Hiến pháp năm 2013, điều 32, khoản 1. 58 Hiến pháp năm 2013, điều 32, khoản 3. 59

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 23 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

nhân thành sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm cho nó có ưu thế hơn so với sở hữu tư nhân về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.60

Quyền sở hữu về phần góp vốn trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế khác

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty (doanh nghiệp) để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ

tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,...61 Có thể hiểu được phần góp vốn

trong doanh nghiệp cũng là một hình thức sở hữu vì vậy quyền sở hữu này được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa, quyền này được quy định tại điều 32, khoản 1

Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về…phần góp vốn trong doanh

nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế khác”.62

Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm

Quyền tự do kinh doanh dưới góc độ pháp lý, là quyền của các chủ thể kinh doanh trong việc lựa chọn lĩnh vực ngành nghề để đầu tư vốn, tự do thành lập doanh nghiệp, tự do chọn loại hình doanh nghiệp, tự do xác định loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, tự do tổ chức bộ máy hoạt động, cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp…nhằm tiến hành

hoạt động kinh doanh.63 Vì vậy, để tiến hành việc kinh doanh một cách hiệu quả nhất, tạo

ra nguồn thu nhập phục vụ nhu cầu của bản thân, góp phần phát triển gia đình, phát triển xã hội, nhà nước ta cho phép mọi người tự do lựa chọn công việc kinh doanh mà pháp luật không cấm (các ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh như: buôn lậu, ma túy,…).

Quyền này được quy định tại điều điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự

do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.64

Ví dụ: kinh tế cá thể được hoạt động trong các ngành nghề theo quy định của pháp luật; tổ chức và cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động;…

2.1.4.2 Trên lĩnh vực lao động

60 Thư viện học liệu mở Việt Nam, Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, http://voer.edu.vn/m/so-huu-tu-lieu-san-xuat-va-nen-kinh-te-nhieu-thanh-phan-trong- thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam/280d6005, [ngày truy cập 1-9-2014].

61 Tư vấn Việt, Quy định về việc góp vốn trong công ty, http://www.tuvanviet.vn/tu-van-viet/Quy-dinh-ve-viec-gop- von-trong-cong-ty.68.html, [ngày truy cập 1-9-2014].

62

Hiến pháp năm 2013, điều 32, khoản 1.

63 Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh,

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=188:tc2002so3vtcpltvdbk d&catid=68:ctc20023&Itemid=64, [ngày truy cập 1-9-2014].

64

GVHD :Ths. Đinh Thanh Phương 24 SVTH: Nguyễn Phan Hoàng Yến

Quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc

Trong đời sống xã hội, làm việc hay lao động là một nhu cầu hết sức cần thiết để tạo ra thu nhập là tiền bạc, của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống bản thân, cho gia đình và góp phần vào sự phát triển của xã hội, của đất nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.”65

Vì vậy, người lao động tất nhiên có nhu cầu chọn cho mình công việc tốt nhất, nơi làm việc thích hợp nhất với bản thân, có như vậy thì hiệu quả công việc đem lại mới tốt đẹp. Quyền này được pháp luật Việt Nam quy định tại điều 35, khoản 1 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.”66 hay người lao động có quyền quy định tại điều 5, khoản 1, điểm a Bộ luật lao

động năm 2012: “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp…”67.

Để cụ thể hóa quy định về quyền này, pháp luật nước ta quy định tại điều 10 Bộ luật lao động năm 2012: Quyền làm việc của người lao động:

“Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình.”68

Quyền được học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp

Bất cứ một ngành nghề hay công việc nào cũng cần một người có năng lực hay tay nghề giỏi để nâng cao hiệu quả công việc, năng suất tăng cao. Để đáp ứng đòi hỏi đó người lao động phải được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, những người đã qua đào tạo cũng cần phải được nâng cao trình độ nghề nghiệp, trao dồi thêm kiến thức để công việc đã hiệu quả phải càng hiệu quả hơn. Theo quy định của pháp luật

Việt Nam: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”.69 Đây cũng là một quyền được

pháp luật nước ta quy định trong điều 5, khoản 1, điểm a Bộ luật lao động năm 2012:

“Người lao động có quyềnđược học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp”70

. Để cụ thể hóa về quy định của quyền này, pháp luật Việt Nam quy định tại điều 59 Bộ luật lao động năm 2012:

65

Bộ luật lao động năm 2012, điều 9, khoản 1.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế và lao động (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)