I. MỤC TIÊU :
*Kiến thức : Biết được :
- Dãy hoạt động hĩa học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au . - Ý nghĩa của dãy hoạt động hĩa học của kim loại .
*Kỹ năng :
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, rút ra được dãy hoạt động hĩa học của kim loại .
- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hĩa học của kim loại để dự đốn kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit , với nước và với dung dịch muối .
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại .
II. CHUẨN BỊ :
1.Phương pháp:
Đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm
2.Chuẩn bị:
+Giáo viên: -Hóa chất: Na, Fe, Cu, Ag, Dung dịch HCl, Dung dịch CuSO4, dd FeSO4,
ddAgNO3, H2O, dd phênolphatalêin.
-Dụng cụ : - Ống nghiệm, giá thí nghiệm, Kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh. +Học sinh: học bài, làm bài đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2.Kiểm tra bài cũ :
HS1: Nêu tính chất hóa học chung của kim loại.
HS2: Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho : - Magie tác dụng với oxi.
- Nhôm tác dụng với Clo.
- Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4.
3. Bài mới: Mức độ hoạt động hoá học khác nhau của các kim loại được thể hiện như thế nào? Có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với chất khác không? Dãy hoạt động hoá học của kim loại giúp ta trả lời.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung
Hoạt động 1.Tìm hiểu cách xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại.
GV làm thí nghiệm 1: (1) Fe + CuSO4 (2) Cu + FeSO4
Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và trả lời.
1. Thí nghiệm 1 :
Học sinh quan sát và nêu hiện tượng :
I- DÃY HOẠT ĐỘNG CỦA KIM LOẠI CỦA KIM LOẠI ĐƯỢC XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO ? Tuần : 12 Tiết : 23 Ngày soạn : ………. Ngày dạy:…………
Qua thí nghiệm em rút ra nhận xét gì về độ hoạt động của 2 kim loại trên?
Giáo viên nhận xét và yêu cầu HS viết PTHH.
Thí nghiệm 2
GV yêu cầu học sinh nhắc lại hiện tượng khi cho:
Cu +AgNO3.
Yêu cầu học sinh nhận xét, viết PTHH.
Giáo viên nhận xét, kết luận lại.
Thí nghiệm 3 :
* GV cho HS làm thí nghiệm - Cho sắt vào dung dịch HCl. - Cho dây đồng vào dung dịch HCl. GV hướng dẫn HS nhận xét, viết PTHH. Thí nghiệm 4 : GV làm thí nghiệm 4: (1) có chất rắn màu đỏ bám ngoài, dung dịch nhạt màu dần. (2) không có hiện tượng.
Thảo luận và nêu nhận xét:
Sắt đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối→ tính kim loại : Fe > Cu. Ta xếp sắt đứng trước đồng.
HS lên bảng viết PTHH. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (r) (dd) (dd) (r)
FeSO4 + Cu không xảy ra phản
ứng
Học sinh nhắc lại hiện tượng : có lớp màu trắng bám ngoài dây đồng.
Học sinh nhận xét: đồng đẩy bạc ra khỏi dung dịch muối. Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc. Ta xếp đồng đứng trước bạc.
HS lên bảng viết PTHH.
Cu + AgNO3→ Cu(NO3)2 + 2Ag
(r) (dd) (dd) (r)
Giữa Ag và đồng sunfat không xảy ra phản ứng.
Học sinh ghi bài.
HS làm thí nghiệm theo nhóm * HS nêu hiện tượng thí nghiệm (1): có bọt khí xuất hiện.
(2) không có hiện tượng.
HS nhận xét : Sắt đẩy được hidro
ra khỏi dung dịch axit.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (r) (dd) (dd) (k)
- Đồng không đẩy được hidrô ra khỏi dung dịch axit.
⇒ Ta xếp sắt đứng trước hidro, đồng đứng sau hidro.
HS quan sát
HS phân tích, giải thích hiện tượng thí nghiệm. Viết PTHH. Cốc 1:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Các kim loại được sắp xếp thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động:
(1) Na + H2O (2) Fe + H2O
GV hướng dẫn HS phân tích, giải thích hiện tượng thí nghiệm. Viết PTHH.
GV thuyết trình : Bằng nhiều TN khác nhau, người ta xếp các kim loại thành dãy hoạt động hóa học của kim loại.
GV giới thiệu dãy
Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời các câu hỏi sau:
-Kim loại ở vị trí nào:
+Phản ứng được với H2OởÛ nhiệt độ thường?
+Phản ứng với dung dịch axit giải phóng khí H2?
+Phản ứng với dung dịch muối Giáo viên kết luận lại .
(r) (l) (dd) (k)
NaOH sinh ra làm hồng phenolphtalein.
Cốc 2 : không có phản ứng.
Nhận xét : Natri hoạt động hóa học mạnh hơn sắt. Ta xếp natri đứng trước sắt.
Học sinh nghe và ghi bài.
Học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm , thảỏ luận nhóm và trả lời:
+ Kim loại đứng trước Mg + Kim loại đứng trước H
+ Kim loại đứng trước kim loại trong dung dịch muối.
Học sinh ghi bài.
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.