Như chúng ta đã phân tích, một người để trở thành người làm chứng là phải biết tình tiết liên quan đến vụ án và phải có giấy triệu tập của Cơ quan tiến hành tố tụng. Giấy triệu tập đóng vai trò như điều kiện đủ để trở thành người làm chứng, hay nói khác hơn khi có giấy triệu thì lúc đó họ mới có tư cách là người làm chứng và bắt đầu thực hiện nghĩa vụ làm chứng của mình, nghĩa vụ đầu tiên là phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan tiến hành tố tụng. Theo quy định của pháp luật hiện hành người làm chứng có nghĩa vụ: “Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; trong
trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử có thể bị dẫn giải”29. Điều này có nghĩa người làm chứng tham gia tố tụng rất sớm từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn xét xử. Tùy từng giai đoạn cần xác định chứng cứ, sự thật khách quan mà Cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình triệu tập người làm chứng đến để lấy lời khai ở giai đoạn
28
Khoản 2 Điều 43 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988
29
trước xét xử và hỏi ở giai đoạn xét xử. Và nghĩa vụ người làm chứng là phải có mặt theo giấy triệu tập nếu không thực hiện nghĩa vụ thì có thể bị dẫn giải.
Trong các giai đoạn trước xét xử, luật quy định trình tự thủ tục cụ thể từ khi gửi giấy triệu tập, dẫn giải, lấy lời khai người làm chứng ở các Điều 133, 134, 135 và 136 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. “Trong trường hợp người làm chứng đã được Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải”30. Như vậy cơ quan nào ra giấy triệu tập thì cơ quan đó có thẩm quyền dẫn giải người làm chứng khi họ không thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc dẫn giải người làm chứng phải tuân thủ theo quy định pháp luật, tại Điều 134 quy định: quyết định dẫn giải phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng, thời gian địa điểm người làm chứng có mặt. Người thi hành quyết định dẫn giải phải đọc, giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ và lập biên bản dẫn giải, không được dẫn giải người làm chứng vào ban đêm. Có thể thấy giai đoạn này người làm chứng tham gia sẽ góp phần nhanh chống xác định được tội phạm, họ thực hiện nghĩa vụ của mình đồng thời cũng thực hiện trách nhiệm công dân trong việc đấu tranh chống tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội, đây là vấn đề cần thiết trong mỗi quốc gia và trong mỗi chế độ xã hội.
Trong phiên tòa xét xử: người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nên sự vắng mặt của họ có thể làm hoãn phiên tòa nên “Trong trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật này”31. Xét thấy trong trường hợp có mặt của người làm chứng là cần thiết bởi “bản án chỉ căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên
tòa”32
và “khi nghi án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu được thẩm tra tại phiên tòa”33. Nhưng luật quy định việc dẫn giải có trường hợp ngoại lệ là “lý do chính đáng” và luật cũng thừa nhận cho việc thiếu người làm chứng mà phiên tòa vẫn tiếp tục tiến hành, đây là vấn đề cần suy nghĩ nên chăng việc thừa nhận đó khi vai trò của người làm chứng trong giai đoạn này vô cùng quan trọng.
30
Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
31
Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
32
Khoản 1 Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
33